-
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện -
Điểm đến đáng tin cậy dành cho bệnh nhân tim mạch -
Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trong bối cảnh dịch sởi đang phức tạp -
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng -
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm
Phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người
Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế ngày 13/10 đã có văn bản gửi các Bệnh viện/ Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương; Y tế các bộ ngành và các bệnh viện bộ, ngành; bệnh viện tư nhân về việc rà soát, tăng cường công tác hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người.
Ảnh minh hoạ. |
Theo văn bản do PGS-TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh ký ban hành, thời gian gần đây trên một số trang thông tin điện tử phản ánh việc mua bán thận, đường dây buôn bán thận, cò mồi ghép thận.
Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi quản lý để phát hiện, chấn chỉnh kịp thời nếu có vi phạm.
Cùng đó giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các khoa, phòng, đơn vị, nhân viên trong cơ sở nâng cao ý thức, trách nhiệm và thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người;
Phòng, chống mua bán mô, bộ phận cơ thể người; Rà soát, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kịp thời hoạt động tại cơ sở và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu có vi phạm.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ, trong quá trình thực hiện hoạt động hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người có khó khăn, vướng mắc, đề xuất, đề nghị báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế để biết và phối hợp nghiên cứu, giải quyết.
Giới thiệu ứng dụng AI trong điều trị bệnh lý tai mũi họng
Hội Tai Mũi Họng Việt Nam phối hợp cùng với Liên hiệp Hội Tai Mũi Họng Đông Nam Á lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Tai Mũi Họng Đông Nam Á lần thứ 20 kết hợp hội nghị khoa học Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Đầu cổ toàn quốc lần thứ 26 từ ngày 13-15/10 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) với chủ đề “Liên hiệp Hội Tai Mũi Họng Đông Nam Á kết nối và thành công”.
Hội nghị là diễn đàn khoa học sôi nổi với sự hiện diện của hơn 250 diễn giả là các giáo sư, nhà nghiên cứu và bác sĩ tai mũi họng hàng đầu tới từ các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và trên thế giới như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc... cùng sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế.
Tại Hội nghị lần này, rất nhiều các chủ đề liên quan đến mũi xoang, họng thanh quản, tai thần kinh-thính học, tai mũi họng nhi, phẫu thuật đầu cổ, tạo hình thẩm mỹ và y học giấc ngủ và các kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật ít xâm lấn được chia sẻ và thảo luận.
Bên cạnh đó, sẽ có nhiều lớp đào tạo bên lề hội nghị diễn ra tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Bệnh viện Đại học Y TP.HCM giới thiệu các kỹ thuật mới trong phẫu thuật tai nâng cao, cấy ốc tai điện tử và phẫu thuật xương thái dương, nhằm mục đích nâng cao kiến thức chuyên môn trong công tác khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng.
PGS-TS.Trần Phan Chung Thủy, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam, cho biết, hội nghị lần này sẽ có nhiều nghiên cứu mới được các chuyên gia thế giới trình bày, trong đó nghiên cứu mới nhất là ứng dụng AI trong điều trị bệnh lý tai mũi họng; điện ốc tai điều trị cho trẻ câm điếc sâu bẩm sinh...
Trong 3 ngày hội nghị diễn ra tại Hà Nội, với 2 phiên toàn thể, 38 phiên khoa học, 6 hội thảo chuyên đề cùng hàng trăm báo cáo khoa học và báo tường đã giới thiệu và phân tích sâu rộng từ nghiên cứu tới thực tế khám và điều trị các điển hình trong tai mũi họng trong đó có chuyên gia về mũi-xoang, tai-thính học, họng thanh quản-tai mũi họng nhi, phẫu thuật đầu cổ.
Hàng loạt báo cáo hấp dẫn khác về phẫu thuật đầu cổ cũng được ghi nhận tại chương trình hội nghị dựa trên các nghiên cứu, chứng cứ khoa học.
Những kiến thức được cập nhật trên thế giới, đồng thời được trao đổi, tiếp xúc với các thầy cô giàu kiến thức và giàu cả kinh nghiệm thực hành lâm sàng, có thể ứng dụng thực tiễn trong công tác chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.
TP.HCM: Dịch bệnh có dấu hiệu tăng trở lại
Ngày 13/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật tình hình dịch bệnh tuần 40 của năm 2023. Theo đó, số ca tay chân miệng và sốt xuất huyết đều tăng.
Cụ thể, trong tuần 40 (từ ngày 2 đến 8/10/2023), TP.HCM ghi nhận 1.532 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện địa phương có số ca mắc trên 100.000 dân cao là Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh.
Cũng trong tuần 40, TP.HCM ghi nhận 422 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 5,3% so với trung bình 4 tuần trước. Các địa phương có số ca mắc trên 100.000 dân cao như quận 1, 8 và Bình Thạnh.
Còn theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, thành phố đang đối mặt với nguy cơ thiếu vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Việc cung ứng những vắc-xin này hiện do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đảm trách, nhưng từ năm 2022 đến nay, nguồn cung bị gián đoạn (nhất là với vắc-xin 5 trong 1 và vắc-xin phòng sởi, bạch hầu - ho gà - uốn ván) do có thay đổi về cơ chế mua sắm vắc-xin sau khi kết thúc Chương trình Mục tiêu y tế - dân số.
Cụ thể, tại TP.HCM, từ ngày 15/8/2023, ngành Y tế nhận được 12.400 liều vắc-xin 5 trong 1 do Bộ Y tế phân bổ. Dự kiến đến cuối tháng 10/2023, số vắc-xin này sẽ hết.
Cũng đến cuối tháng 10/2023, TP.HCM còn thiếu một số loại vắc-xin khác trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, gồm: Vắc xin phòng bệnh sởi - Rubell, vắc-xin phòng bệnh sởi, vắc-xin phòng uốn ván, vắc-xin phòng viêm gan siêu vi B.
Theo dự kiến, phải đến cuối tháng 12/2023, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mới có thêm nguồn cung các loại vắc-xin này.
Trong thời gian chờ có nguồn cung vắc-xin, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu HCDC hướng dẫn các trạm y tế phường, xã rà soát và quản lý chặt chẽ danh sách trẻ đến lượt tiêm mới, tiêm nhắc lại để kịp thời nhắc và triển khai tiêm sớm nhất khi có nguồn vắc-xin được cung ứng trở lại.
-
Tin mới y tế ngày 29/11: Hợp tác y tế mở ra hy vọng cho người ghép tạng -
Trường hợp nào người bệnh được chuyển thẳng tuyến trên -
Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trong bối cảnh dịch sởi đang phức tạp -
Tăng thuế để giảm tiêu thụ thuốc lá, bảo vệ sức khỏe người dân -
Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại Vũng Tàu -
Mối nguy từ thực phẩm bị nấm mốc và đông lạnh -
Tin mới y tế ngày 28/11: Tăng nguy cơ mắc đột quỵ, tim mạch khi trời lạnh
- PepsiCo Foods Việt Nam được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- Khám phá cơ hội hợp tác tại Hội thảo về hợp tác kinh doanh Malaysia - Việt Nam
- Sống xanh, sống sang tại Vinhomes Golden River
- Bất động sản nhà phố “tăng tốc”, The Larita đón sóng đầu tư khu Tây TP.HCM
- Doanh nghiệp có thêm hơn 19.000 tỷ đồng tín dụng xanh
- Masan Group được vinh danh Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu 2023 - 2024