-
Du lịch Hà Nội bứt phá, hút khách hạng sang -
Thông tin mới nhất về bệnh viêm phổi do virus hMPV tại Trung Quốc -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu -
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 7/1: Dấu hiệu mắc bệnh tự miễn hiếm gặp
Hà Nội: Bố trí 10 điểm tiêm vắc xin Covid-19
Thời gian qua, thành phố Hà Nội vẫn có sẵn vắc-xin covid-19 để phục vụ nhu cầu của người dân. Hiện, thành phố đang duy trì 10 điểm tiêm phòng.
Ảnh minh họa. |
Số ca mắc mới covid-19 trên địa bàn Hà Nội trong những ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng. Báo cáo của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong 2 ngày 12 và 13/4, toàn TP ghi nhận trung bình 95 ca mắc covid-19/ngày.
Trong khi đó, tháng 3/2023, trung bình mỗi ngày trên địa bàn TP ghi nhận 8-10 ca covid-19. Cộng dồn đến nay, TP đã ghi nhận 1.637.288 ca mắc Covid-19.
Hiện, toàn TP đang điều trị cho 330 bệnh nhân covid-19, trong đó 156 người điều trị tại bệnh viện (có 3 trẻ dưới 5 tuổi) và 174 người theo dõi, cách ly điều trị tại nhà.
Liên quan tới công tác tiêm vắc-xin phòng covid-19, trong ngày 13/4 đã triển khai tiêm 348 mũi, nâng tổng số mũi đã tiêm được lên 21.584.045 mũi.
Sở Y tế Hà Nội khẳng định, thời gian qua, Hà Nội vẫn sẵn có vắc-xin phòng Covid-19 để tiếp tục duy trì các điểm tiêm chủng, phục vụ nhu cầu của người dân.
Dự kiến tuần tới, Hà Nội sẽ được tiếp nhận thêm khoảng trên 10.000 liều vắc-xin AstraZeneca.
Người dân sinh sống, làm việc tại thành phố Hà Nội cần tiêm vắc-xin phòng Covid-19 có thể liên hệ tới 10 điểm tiêm dưới đây để được hướng dẫn cụ thể về địa điểm, thời gian tiêm:
1. Tại Sơn Tây - Số điện thoại (SĐT): 0243.3823.835
2. Tại Tây Hồ - SĐT: 0243.758.3334 / 0869.538.580
3. Tại Thạch Thất - SĐT: 0243.3675.993
4. Tại Cầu Giấy - SĐT: 0243.768.0014 / 0243.993.6118
5. Tại Ba Đình - SĐT: 0243.7340.301
6. Tại Thanh Xuân - SĐT: 0243.558.1582 / 0248.582.3468
7. Tại Hoàn Kiếm - SĐT: 0243.8284.827
8. Tại Hai Bà Trưng - SĐT: 0243.972.7867
9. Tại Mỹ Đức - SĐT: 0243. 3740.641
10. Tại Thanh Oai - SĐT: 086.242.9697
Theo thống kê, hiện Hà Nội có 99,9% người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản; 98,9% đã được tiêm 3 mũi và 84,6% đã được tiêm mũi 4.
Riêng đối với nhóm trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi, tỷ lệ trẻ đủ mũi cơ bản đã đạt 99,9% và 58% trẻ nhóm này đã hoàn thành 3 mũi. Nhóm trẻ nhỏ từ 5 đến dưới 12 tuổi, hiện tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 57,6%.
Cảnh giác và rà soát các hoạt động kêu gọi quyên góp gây quỹ từ thiện
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế có công văn đề nghị các bệnh viện cảnh giác và rà soát các hoạt động kêu gọi gây quỹ từ thiện
Vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về hoạt động kêu gọi quyên góp gây quỹ của Công ty TNHH Deeda Việt Nam.
Sau khi nhận được thông tin trên và ý kiến phản hồi của Sở Y tế TP.HCM, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các cơ quan quản lý, các bệnh viện trên toàn quốc rà soát hoạt động của các tổ chức, cá nhân kêu gọi quyên góp từ thiện gây quỹ tại bệnh viện cho người bệnh để ngăn chặn kịp thời các hành vi trục lợi, gây ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
Đồng thời, hướng dẫn cảnh báo để người bệnh, người dân cảnh giác đối với các hoạt động kêu gọi gây quỹ, không để bị lợi dụng trở thành mục tiêu của các đơn vị, cá nhân trục lợi từ việc quyên góp từ thiện.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng đề nghị các đơn vị thực hiện đúng các quy định về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện và hướng dẫn trong Thông tư số 43/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chỉ định phòng/tổ Công tác xã hội của bệnh viện là đầu mối tiếp nhận hỗ trợ đối với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn... Công khai minh bạch các khoản quyên góp từ thiện, các trường hợp đã được nhận hỗ trợ.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề nghị các bệnh viện khẩn trương thực hiện và báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp nếu phát hiện đơn vị, cá nhân có hành vi trục lợi từ kêu gọi gây quỹ từ thiện để kịp thời xử lý.
TP. Hồ Chí Minh: Triển khai chiến lược phòng chống ung thư
Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng, theo đó, Việt Nam là một trong những nước thuộc nhóm có tỷ lệ mắc cao (97,3 - 111,9/100.000 dân).
Năm 2020, tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư, cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư, tỷ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam đã tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia), trong đó tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận của năm 2018.
Tại TP.HCM, theo số liệu ghi nhận ung thư quần thể (do Bệnh viện Ung bướu làm đầu mối) cho thấy số trường hợp ung thư trong năm 2017 đã lên đến con số trên 11.000 người (11.292 người), trong đó nam giới là 5.014 và nữ giới là 6.278.
Bên cạnh tình trạng quá tải người bệnh ngày càng tăng tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM do cơ sở hạ tầng xuống cấp (cơ sở cũ) thì công tác phòng chống ung thư trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua chưa được triển khai hiệu quả do còn gặp không ít khó khăn, cụ thể:
Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn phổ biến, nguyên nhân của việc này có thể là do các hoạt động tầm soát phát hiện sớm ung thư còn dàn trải, chưa tập trung nguồn lực đầu tư;
Chương trình tầm soát phát hiện sớm, nếu có, chủ yếu được thực hiện ở nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM cho người dân có nhu cầu, tuy nhiên rất ít chương trình tầm soát phát hiện sớm ung thư được thực hiện trong cộng đồng;
Năng lực chẩn đoán và điều trị ung thư hiện nay không đồng đều giữa các tuyến chuyên môn. Bên cạnh đó, nguồn lực chưa được đầu tư đúng mức để có thể áp dụng các công nghệ và phương pháp chẩn đoán, điều trị mới nhất vào thực tiễn,…
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), để chương trình phòng, chống ung thư hiệu quả cần phải triển khai đồng bộ các thành tố trọng tâm sau đây: Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa ung thư; Đẩy mạnh tầm soát phát hiện sớm;
Nâng cao năng lực điều trị ung thư của các cơ sở y tế chuyên sâu; Đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc giảm nhẹ; Tăng cường hệ thống ghi nhận và quản lý bệnh ung thư.
Với khuyến cáo này, ngành Y tế TP.HCM xác định rõ việc xây dựng chiến lược phòng chống ung thư với các hoạt động trọng tâm được triển khai đồng bộ theo khuyến cáo của WHO là nhiệm vụ và trách nhiệm của ngành y tế, và sẽ thật thiếu sót nếu chỉ quan tâm đầu tư cho hoạt động chẩn đoán và điều trị.
Chiến lược phòng chống ung thư của ngành Y tế TP.HCM bao gồm các giải pháp cụ thể như sau: Triển khai hiệu quả các giải pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe, tiêm ngừa vắc-xin,... trong phòng ngừa ung thư;
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng tỷ lệ tầm soát phát hiện sớm bệnh lý ung thư trong cộng đồng, bao gồm cả chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm của WHO tại tuyến y tế cơ sở;
Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế về chẩn đoán, điều trị ung thư rộng khắp từ tuyến y tế cơ sở đến các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn thành phố;
Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phát triển kỹ thuật chuyên sâu trong điều trị ung thư tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối; Xây dựng, hoàn thiện mạng lưới chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư trong cộng đồng;
Chuyển đổi số công tác báo cáo, giám sát các trường hợp bệnh nhằm quản lý dữ liệu bệnh nhân ung thư, từng bước hình thành bản đồ điều trị ung thư tại Thành phố; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ung thư.
-
Tin mới y tế ngày 8/1: Cảnh báo dấu hiệu ung thư niệu đạo -
Sở Y tế TP.HCM: HMPV không phải là virus mới, từng được phát hiện năm 2023-2024 -
Lãnh đạo Bộ Y tế thăm, chúc mừng cầu thủ Xuân Son phẫu thuật thành công -
Việt Nam tạo dựng kỷ lục ghép tạng: Thành công vượt bậc và những cơ hội mới -
Cần thiết tiêm vắc-xin viêm gan B -
Ám ảnh ngộ độc rượu chứa methanol -
Các bộ, địa phương góp ý cho Đề án Phát triển, hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên
- OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
- Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI