-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Vừa qua, Hệ thống Y tế Hưng Việt và Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường đã tổ chức chương trình ra mắt phiên bản Audio cuốn sách "Không chiến đấu một mình" như là một món quà gửi tới chị em phụ nữ nhân dịp tháng nâng cao nhận thức ung thư vú và chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.
"Phiên bản Audio của cuốn sách "Không chiến đấu một mình" tổng hợp file âm thanh chuyển thể từ các bài viết của những phụ nữ không may mắc bệnh ung thư vú chia sẻ lại trải nghiệm trên chặng đường điều trị bệnh với mục đích truyền cảm hứng và động lực sống cho những người mới phát hiện bệnh và gia đình của họ.
Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường là hội các chị em không may mang trong mình bệnh ung thư vú, thậm chí còn có nhiều người di căn các bộ phận khác, nhưng bằng "tinh thần thép", niềm tin mãnh liệt vào y học, sự đồng hành của gia đình, đã vượt lên chính mình, chiến thắng căn bệnh quái ác và cùng nhau làm những dự án, chương trình ý nghĩa cho đồng bệnh.
Một số thành viên của Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường chụp ảnh tại chương trình ra mắt |
Câu lạc bộ có gần 2000 thành viên được trải dài khắp 63 tỉnh thành và đã thành lập được 26 câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường tại 26 tỉnh thành. Đây là ngôi nhà thứ 2 của rất nhiều bệnh nhân ung thư vú.
Theo các chuyên gia ung thư vú là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Yếu tố tiên quyết vẫn là việc điều trị khi ung thư đang ở giai đoạn sớm. Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ độ tuổi 40 trở lên) là rất quan trọng.
Tháng 10 hàng năm được chọn là tháng nâng cao nhận thức ung thư vú để mỗi người có kiến thức chăm sóc, phát hiện sớm và phòng chống ung thư vú, cùng nhau chung tay hành động để hỗ trợ cho những bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh này.
Việt Nam đã tiêm hơn 260,5 triệu liều vắc-xin Covid-19
Thống kê mới nhất của Bộ Y tế cho thấy tổng số vắc-xin Covid-19 đã tiêm ở nước ta đến nay là: 260.580.616 liều.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 đạt tổng số có 50.902.201 mũi tiêm (78,3%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Bình Định (58,3%); Phú Yên (60,7%); Đồng Nai (53,5%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (61,2%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,7%); Sóc Trăng (97,7%).
Về tiêm mũi 4: Tổng số có 15.594.458 mũi tiêm.
Đối với nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.133.553 trẻ (đạt tỷ lệ 59,9%) tăng 0,1%.
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,1%); Quảng Ngãi (38,4%); Phú Yên (22,5%); TP.HCM (35,4%); Bà Rịa- Vũng Tàu (24,1%).
3 tỉnh thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (97,3%); Lâm Đồng (91,7%); Sóc Trăng (99,3%).
Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.769.060, trong đó mũi 1: 9.874.298 trẻ (89,1%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP.HCM (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (71%); Đồng Nai (78%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%)
Mũi 2 đạt 6.894.762 trẻ (62,2%).
5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,9%); Quảng Nam (33,4%); TP.HCM (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41,1%), Đồng Nai (43,1%).
3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,5%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (94,1%).
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới 2022
Ngày 16/10, Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới đã khai mạc tại thủ đô Berlin (Đức).
Đây là năm đầu tiên sự kiện y tế thường niên này diễn ra trực tiếp với sự tham dự của đại diện đến từ trên 100 quốc gia, 300 diễn giả và trên 6.000 khách mời thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Với hơn 60 phiên họp và thảo luận diễn ra trong 3 ngày từ 16 - 18/10, Hội nghị năm nay sẽ tập trung vào các chủ đề chính như: đầu tư cho sức khỏe và tinh thần; biến đổi khí hậu và sức khỏe hành tinh; chuẩn bị để đối phó với đại dịch; chuyển đổi số; hệ thống thực phẩm đối với sức khỏe; khả năng phục hồi và công bằng của hệ thống y tế và cuối cùng là sức khỏe toàn cầu vì hòa bình.
Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới 2022 hi vọng sẽ tạo ra sự đồng tâm, hiệp lực kêu gọi sự tham gia của tất cả các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu và các bên liên quan thuộc nhiều lĩnh vực ở tất cả các khu vực trên thế giới và xây dựng lộ trình cho một tương lai khỏe mạnh và bình đẳng hơn.
-
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Cảnh báo gia tăng ca mắc xuất huyết não ở người trẻ -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"