-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Nhiều giải pháp ứng dụng, thành tựu số
Tại Hội thảo, nhiều giải pháp ứng dụng, thành tựu mới trong việc kết hợp công nghệ thông tin với khám, chữa bệnh, nền tảng kho dữ liệu y tế và giải pháp chuyển đổi số, cùng gần 20 tham luận của các bộ, ban ngành, bệnh viện, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đã được trình bày.
Thực hiện kế hoạch phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế, Bộ Y tế đã tiến hành số hóa dữ liệu sức khỏe của người dân trên cơ sở thúc đẩy triển khai bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, các ứng dụng phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng số y tế;
Lấy nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử là thành phần cốt lõi để thúc đẩy và triển khai các nền tảng số y tế khác cũng như các hệ thống thông tin, các ứng dụng chuyên ngành y tế, hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ chuyển đổi số ngành y tế.
Ảnh minh hoạ. |
4 nền tảng số quốc gia: Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử (Sổ sức khỏe + Kho dữ liệu) là thành phần cốt lõi; Nền tảng Quản lý tiêm chủng; Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Nền tảng Trạm y tế xã.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung xây dựng hướng dẫn chuyển đổi số khám chữa bệnh, quy trình triển khai bệnh án điện tử, bảo mật, an ninh an toàn dữ liệu; sửa đổi tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện theo hướng chuyển đổi số. Đồng thời xây dựng cơ chế tài chính hỗ trợ chuyển đổi số khám chữa bệnh, hướng dẫn lập dự án đầu tư công nghệ thông tin…
Tiếp tục hoàn thiện các nền tảng số: Hồ sơ sức khoẻ điện tử, Trạm Y tế xã, Khám chữa bệnh từ xa, Kê đơn thuốc điện tử.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở triển khai Đề án 06 (liên thông giấy chứng sinh, báo tử, khám sức khoẻ lái xe), kê đơn điện tử, hồ sơ sức khoẻ điện tử, bệnh án điện tử, cơ sở dữ liệu nguyên nhân tử vong; kiện toàn mạng lưới quản lý công nghệ thông tin.
Hà Nội: Triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 4953/SYT-NVY về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và trung tâm y tế quận, huyện, thị xã.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội là đơn vị thường trực, theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn; tham mưu Sở Y tế để báo cáo UBND TP các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố khoa học, kịp thời, phù hợp.
Tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue, thống kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bùng phát. Hỗ trợ chuyên môn cho các quận, huyện, thị xã để nhanh chóng dập tắt các ổ dịch đang hoạt động.
Đồng thời, triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe bằng nhiều biện pháp về phòng, chống sốt xuất huyết và cách chăm sóc, điều trị, dấu hiệu chuyển nặng của người bệnh sốt xuất huyết;
Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, trách nhiệm trong việc tham gia vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, phòng muỗi đốt; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo, tham mưu giải pháp kịp thời.
Đối với các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, phối hợp với phòng y tế tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, bọ gậy hằng tuần, nhất là tại các khu vực có ổ dịch.
Bảo đảm các khu vực, hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát. Các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi phải được giám sát để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy theo hướng dẫn của ngành y tế.
Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng tại các khu vực có nguy cơ cao, có bệnh nhân mắc, có chỉ số muỗi và bọ gậy ở mức cao.
Chỉ đạo các trạm y tế tham mưu cho UBND xã, phường kiện toàn các tổ giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy; phát huy vai trò của các tổ giám sát, đội xung kích trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue; đặc biệt, vai trò trong công tác giám sát người nghi mắc bệnh sớm tại cộng đồng, truyền thông phòng chống dịch và vận động người dân phối hợp, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết…
Đối với các bệnh viện, sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong; bảo đảm cung ứng thuốc, máu và chế phẩm của máu, trang thiết bị, nhân lực cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh sốt xuất huyết.
Tăng cường theo dõi người bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt người bệnh đang nằm nội trú trong các ngày nghỉ, ngày lễ để phát hiện sớm dấu hiệu cảnh báo, chuyển độ điều trị kịp thời hoặc chuyển lên tuyến trên. Trước khi chuyển tuyến phải liên hệ cơ sở tuyến trên và gửi kèm giấy tóm tắt điều trị theo quy định.
Sở Y tế giao cho Bệnh viện đa khoa Đống Đa - chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm tiếp tục tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue cho các cơ sở y tế trực thuộc.
Hơn 116.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm trong ngày 16/11
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong ngày 16/11, đã có 116.607 liều vắc-xin được tiêm tại 31 địa phương, trong đó 98.899 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 17.708 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.
Cả nước đã tiêm được tổng cộng 262.928.674 liều vắc-xin.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 51. 382.961 mũi tiêm (79,3%) tăng 0,1%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,1%); Bình Định (58,8%); Phú Yên (61,3%); Đồng Nai (53,7%); Đồng Tháp (59,7%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,9%); Sóc Trăng (98,0%).
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 16.685.065 mũi tiêm (84,9%) tăng 0,1%.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 5.579.490 trẻ (65,2%) tăng 0,2%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (38,9%); Phú Yên (36,7%); Bình Thuận (42,7%); TP.HCM (36,1%); Đồng Nai (42,2%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (98,7%); Lâm Đồng (93,4%); Sóc Trăng (99,3%).
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.985.702.
Mũi 1: 9.936.700 trẻ (89,6%) tăng 0,2%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Trị (77,5%); Đà Nẵng (67,5%); TP.HCM (63,6%); Bà Rịa - Vũng Tàu (77,7%); Đồng Nai (78,8%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Ninh Bình (99,8%); Bắc Giang (99,9%); Quảng Ninh (99,3%)
Mũi 2: 7.049.002 trẻ (63,5%) tăng 0,4%.
Địa phương có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (31,7%); Quảng Nam (33,5%); TP.HCM (36,3%); Bà Rịa - Vũng Tàu (44,2%), Đồng Nai (43,7%).
Địa phương có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,4%); Sóc Trăng (99,8%); Cà Mau (95%).
-
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh tiếp tục tăng -
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam