-
Vụ hàng trăm người ngộ độc thực phẩm: Xử phạt tiệm bánh mỳ Cô Ba Bến Đình 125 triệu đồng -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện
Chủ động mua sắm thuốc
Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia đã tiến hành tổng hợp, rà soát nhu cầu, trình thẩm định và được Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá năm 2021.
Hiện nay, Hội đồng đàm phán giá thuốc (Bộ Y tế) đang tiến hành đàm phán giá với nhà thầu đối với các thuốc biệt dược gốc được phê duyệt.
Trung tâm mua sắm tập trung thuốc Quốc gia vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc chủ động mua sắm các thuốc thuộc danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá. |
Ngay sau khi được Bộ Y tế phê duyệt kết quả đàm phán giá, Trung tâm sẽ công bố kết quả đàm phán giá và thỏa thuận khung để các cơ sở y tế triển khai, thực hiện.
Để bảo đảm thuốc phục vụ nhu cầu điều trị, Trung tâm đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố, cơ quan Y tế các Bộ/ ngành hướng dẫn cơ sở y tế và đề nghị các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chủ động mua sắm theo quy định..
Khi có kết quả đảm phán giá được công bố, đối với các hợp đồng cung cấp thuốc còn hiệu lực, các cơ sở y tế phải thực hiện điều chỉnh giá thuốc không vượt mức giá đàm phán đã công bố, thời điểm áp dụng theo thời điểm thỏa thuận khung có hiệu lực.
23% sự cố y khoa liên quan đến thuốc ở bệnh viện là do nhầm thuốc
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, theo cảnh báo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.
Ít nhất có 5 người bệnh chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn, trong đó có 50% là phòng tránh được. Có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.
Liên quan tới thuốc, thống kê của WHO chỉ ra có tới 12% tổng số người bệnh gặp sự cố từ kê đơn. 6-7% người bệnh nội trú gặp sự cố có liên quan tới thuốc. 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng 5 loại thuốc trở lên.
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, từ 2019 đến tháng 8/2022, 35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố y khoa. Trong đó, 1/3 số lượng sự cố được báo cáo là có thể ngăn chặn được.
Liên quan đến công tác dược lâm sàng, sự cố gặp nhiều nhất là nhầm liều, chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến trung ương và 18,5% tổng sự cố về thuốc tại bệnh viện tỉnh, thành phố. Riêng tại bệnh viện tuyến quận huyện, sự cố gặp nhiều nhất là 23,7% do nhầm thuốc và thứ 2 là 10% nhầm liều.
Trước thực tế này, ông Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần kê đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh. Với điều dưỡng khi thực hiện thuốc, cần đảm bảo 5 đúng gồm: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tuần qua, Hà Nội ghi nhận hơn 300 ca mắc sốt xuất huyết. Như vậy, từ đầu năm đến nay, số ca mắc được phát hiện trên địa bàn thành phố là gần 1.500 trường hợp, tăng hơn 3 lần so với số bệnh nhân sốt xuất huyết cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, có những ổ dịch như tại thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, kéo dài suốt 1,5 tháng vẫn chưa khống chế được triệt để.
Sốt xuất huyết tại Hà Nội rất phức tạp
Theo kết quả giám sát trọng điểm, nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng, cho thấy nguy cơ cao dịch sốt xuất huyết lan rộng nếu không có biện pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả. Tuy chưa ghi nhận trường hợp tử vong nhưng số ca bệnh tăng cao hiện nay gây áp lực cho các cơ sở y tế và đã có nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng nặng, nguy kịch phải thở máy.
Nhiều trường hợp nhầm lẫn các triệu chứng sốt xuất huyết với những biểu hiện của bệnh cúm A và COVID-19 nên nhập viện muộn, dẫn đến bệnh chuyển biến nặng. Một số bệnh nhân mắc đồng thời cả sốt xuất huyết và COVID-19, khiến việc điều trị gặp khó khăn.
Theo các chuyên gia y tế, căn cứ vào quy luật dịch hàng năm và thời tiết cho thấy, dự báo tháng 10 và tháng 11 dịch sốt xuất huyết sẽ bùng phát rất mạnh tại Hà Nội.
Thời tiết hiện nay rất thất thường, đợt này nắng nóng kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển, khiến dịch bệnh càng khó kiểm soát.
Thành phố Hà Nội đang duy trì các đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch nhằm đáp ứng những tình huống dịch chồng dịch có thể xảy ra.
Đồng Tháp: Triển khai quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vẫn có diễn biến phức tạp, số ca mắc vẫn ở mức cao. Tính đến tuần 36 (ngày 4/9/2022), toàn tỉnh ghi nhận 8.813 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 7.953 ca so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó có 273 ca nặng và 12 trường hợp tử vong).
Hiện nay, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, UBND huyện, thành phố đã phối hợp triển khai nhiều giải pháp quyết liệt hơn nhằm kiềm chế, kéo giảm số ca mắc sốt xuất huyết...
Một trong những nguyên nhân gia tăng dịch sốt xuất huyết là do hiện nay đang vào cao điểm mùa mưa, thời tiết thay đổi thất thường là yếu tố thuận lợi cho véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển mạnh.
Người dân chưa duy trì thói quen loại bỏ các vật dụng phế thải chứa nước đọng xung quanh nhà, còn duy trì trữ nước trong các lu, khạp để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày và không chú ý xúc lu, đậy kín nắp vật chứa nước hay thả cá diệt lăng quăng đã tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, phát triển... dẫn đến tình trạng số ca mắc sốt xuất huyết tăng.
Để tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục duy trì hệ thống giám sát ca bệnh từ tỉnh đến cơ sở để đảm bảo việc phát hiện sớm ca bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời.
Chủ động chỉ đạo tuyến huyện mở rộng bán kính xử lý ổ dịch tại những nơi có nguy cơ cao; tăng cường công tác điều tra dịch tễ, giám sát và xử lý ổ dịch.
Tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng tại những điểm nguy cơ, kết hợp phun hóa chất dập dịch nhanh chóng, kịp thời. UBND huyện, thành phố tiếp tục triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết.
Tại các địa phương, UBND huyện, thành phố trong tỉnh cũng chỉ đạo ngành y tế huyện, thành phố phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn khẩn trương tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, kết hợp các hoạt động truyền thông cho người dân về phòng, chống sốt xuất huyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
-
Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi -
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam
-
1 TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
2 Hé lộ nhà thầu thi công siêu cầu dây văng Đại Ngãi 1 trị giá 3.900 tỷ đồng -
3 Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
4 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút” -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô