-
Vụ hàng trăm người ngộ độc thực phẩm: Xử phạt tiệm bánh mỳ Cô Ba Bến Đình 125 triệu đồng -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
Trong khi dịch Covid-19 đang có dấu hiệu tăng số ca mắc và ca nặng, thì dịch sốt xuất huyết cũng đang diễn biến phức tạp.
Covid-19, sốt xuất huyết và cúm A là các loại bệnh truyền nhiễm mà người dân cần hết sức cảnh giác. |
Số liệu tổng hợp từ các địa phương cho thấy, trong tuần 35 (29/8 đến 4/9), cả nước ghi nhận 9.186 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Tại miền Bắc, số ca mắc sốt xuất huyết vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương đang có chiều hướng gia tăng với nhiều ca bệnh nặng.
Nhiều cơ sở y tế ở phía Nam thời gian qua đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết tự điều trị ở nhà, chỉ đến khi diễn biến nặng mới vào viện, bệnh nhân đã ở trong tình trạng sốc sốt xuất huyết, tổn thương đa cơ quan, tràn dịch màng phổi, ngưng thở...
Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, thậm chí có trường hợp đã phải can thiệp ECMO mới qua nguy kịch.
Theo bác sỹ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta cùng lúc phải đối mặt với 3 loại dịch bệnh (sốt xuất huyết, cúm A, Covid-19), người dân đôi khi chưa đánh giá đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh.
"Ba bệnh này đều có đặc điểm chung là sốt, nên khi bị sốt, bệnh nhân rất mơ hồ không biết mắc bệnh gì", bác sỹ Hùng cho hay.
Vị bác sĩ cho hay, với cúm và Covid-19 là bệnh lây qua đường hô hấp, thường bệnh nhân sẽ có triệu chứng ở đường hô hấp như ho, đau họng, chảy mũi, hắt hơi...
Còn với bệnh sốt xuất huyết là bệnh lây qua muỗi đốt, lây qua đường máu nên hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hô hấp trong giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một yếu tố đó thì không đủ để phân định được 3 bệnh lý trên.
"Chúng tôi khuyến cáo người dân khi có triệu chứng sốt, đau mỏi…, nên đến cơ sở y tế khám để xác định căn nguyên bệnh, từ đó có theo dõi phù hợp, tránh trường hợp biến chứng nặng, điều trị khó khăn", bác sỹ Hùng cảnh báo.
Cũng theo chuyên gia sốt xuất huyết là bệnh cấp tính, diễn biến nặng rất nhanh chóng. Từ khi có dấu hiệu cảnh báo đến khi xuất hiện sốc, nếu không được xử lý phù hợp thì có thể chỉ vài tiếng.
Nếu xử lý ban đầu không tốt, bệnh nhân đến đã trong tình trạng sốc rất sâu hoặc suy đa phủ tạng, điều trị cực kỳ khó khăn thậm chí tử vong. Nguy cơ diễn biến nặng ở bệnh nhân sốt xuất huyết có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên mô hình diễn biến có thể khác nhau.
Ở trẻ nhỏ, thường gặp tình trạng sốc nhiều hơn trong khi ít biến chứng chảy máu nghiêm trọng. Ở người già và người có bệnh nền, có thể gặp biến chứng chảy máu nghiêm trọng hơn.
"Chẳng hạn, người loét dạ dày hành tá tràng, xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản. Khi mắc sốt xuất huyết nếu xảy ra xuất huyết ở những vị trí này thì việc xử lý sẽ cực kỳ khó khăn", chuyên gia của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nêu.
Hoặc với bệnh nhân tăng huyết áp, nếu huyết áp tụt về mức bình thường như người khác thì đã là tình trạng sốc nặng đối với họ. Nếu thầy thuốc nhận định giá trị huyết áp không đúng có thể dẫn đến xử trí không phù hợp.
Bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho rằng, sốt xuất huyết Dengu diễn biến nặng từ ngày thứ 4, 5 trở đi, không phải thấy hết sốt mà chủ quan. Khi sốt, uống Paracetamol đơn chất, không được sử dụng Aspirin, Ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.
Đặc biệt, những ngày đầu của bệnh, việc truyền dịch không cần thiết, không phải cứ có chẩn đoán sốt xuất huyết là phải truyền dịch mà phải đúng chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt không nên tự truyền dịch tại nhà.Từ ngày thứ 6 của bệnh là giai đoạn tái hấp thu và phục hồi, nếu truyền dịch sẽ gây nhiều biến chứng như suy tim, phù phổi cấp.
Theo CDC Hà Nội, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch, kết quả giảm sát tại nhiều điểm có chỉ số muỗi, bọ gậy cao vượt ngưỡng.
Vì vậy, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì đội đáp ứng nhanh và thường trực phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn thành phố.
Theo bác sỹ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc CDC Hà Nội, biện pháp để giảm ca mắc chính là làm tốt công tác phòng dịch bằng cách diệt bọ gậy, loăng quăng và phun hóa chất diệt muỗi… Mỗi hộ gia đình cần chủ động thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống tại chính ngôi nhà mình, không để muỗi sinh sôi phát triển.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thay rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
Bên cạnh đó, các gia đình thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...; loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Người dân cần ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Đặc biệt, người dân không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà.
TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong 10 năm qua, tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở Việt Nam vẫn ở mức thấp trong khu vực. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều đơn vị gặp khó khăn, ca tử vong năm nay tăng cao hơn so với năm ngoái.
Cũng theo TS. Khoa, các đơn vị đã tiến hành phân tích 18 trường hợp trẻ tử vong do sốt xuất huyết để nhận định các đặc điểm, đưa ra các giải pháp để giảm tử vong. Qua đó ghi nhận 72,2% ca tử vong là trẻ thừa cân béo phì.
Cục Quản lý khám chữa bệnh đưa ra 10 giải pháp cơ bản giảm tử vong do sốt xuất huyết bao gồm: Truyền thông, hướng dẫn cho người dân nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sốc sốt xuất huyết để đưa người bệnh nhập viện kịp thời; tăng cường công tác hội chẩn nội viện, liên viện; thiết lập đường dây nóng hỗ trợ từ xa; đảm bảo đủ thuốc, vật tư, dịch truyền và thiết bị cho công tác điều trị.
Nên tiêm vắc-xin cúm mùa vào Thu-Đông
Với bệnh cúm, theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, chúng ta nên tiêm phòng vắc-xin cúm mùa mỗi năm một lần (hàng năm). Thời điểm tiêm tốt nhất là đầu mùa Thu-Đông như hiện nay.
Vì vắc-xin cúm mùa có loại bắc bán cầu (cho các quốc gia như Việt Nam nằm ở bán cầu bắc) và nam bán cầu nên những người đi sang các quốc gia nam bán cầu thì lại tiêm vắc-xin cúm mùa chon am bán cầu trước khi đi sang các quốc gia đó.
Chuyên gia cũng cho hay do do cúm dễ lây nên các doanh nghiệp có nhiều lao động nên tiến hành tiêm phòng cho người lao động.
Tiêm vắc-xin phòng cúm mùa cho người lao động bằng nguồn ngân sách hỗ trợ từ người sử dụng lao động là một việc rất “kinh tế” vì người lao động có khỏe mạnh thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt.
Và với bệnh cúm mùa, một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng, tập thể công nhân viên thì việc tiêm phòng vắc-xin phòng cúm mùa lại đem đến cho doanh nghiệp một tập thể cán bộ, công nhân viên khỏe mạnh. Điều đó tiết kiệm ngày công cho bản thân doanh nghiệp, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
“Hãy thử tưởng tượng một chủ doanh nghiệp đang phải chạy đua với thời gian để đáp ứng đơn hàng cho đối tác mà một buổi sáng đến xí nghiệp thấy một nửa số công nhân bị mắc cúm và ở nhà”, bác sĩ Tuấn Hải nêu.
Liên qua công tác chống dịch Covid-19, Bộ Y tế thông báo sửa đổi thông điệp phòng, chống dịch Covid-19 từ 5K thành 2K gồm khẩu trang và khử khuẩn phù hợp với tình hình mới.
Về khẩu trang, Bộ Y tế khuyến khích đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Tuy nhiên, bắt buộc đeo khẩu trang đối với người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc Covid-19; các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4.
Và áp dụng cụ thể với một số địa điểm và đối tượng theo hướng dẫn mới về quy định đeo khẩu trang vừa ban hành ngày 7/9, bao gồm: Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế; khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng;
Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; tại nơi có không gian kín, thông khí kém; tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người; tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch.
Về khử khuẩn, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc, học tập.
Cùng với thông điệp 2K, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện tiêm phòng Covid-19 đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp về thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc Covid-19.
Trước đó, trong Tờ trình Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Bộ Y tế đề xuất tiếp tục coi Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A và chưa công bố hết dịch Covid-19.
Theo Bộ Y tế, hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới vẫn cảnh báo dịch Covid-19 là tình trạng đại dịch trên toàn cầu. Tại Việt Nam vẫn ghi nhận số mắc, tử vong và đang có xu hướng gia tăng trở lại.
Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang được triển khai linh hoạt, để kịp thời áp dụng khi phát sinh tình huống nguy hiểm hơn.
-
Xử phạt nghiêm khắc hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi -
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/12 -
2 TP.HCM gỡ vướng thêm 5 dự án bất động sản, dự kiến thu trên 18.000 tỷ đồng -
3 Hé lộ nhà thầu thi công siêu cầu dây văng Đại Ngãi 1 trị giá 3.900 tỷ đồng -
4 Tinh gọn bộ máy và cơ hội lớn cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc -
5 Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô