
-
Dịch bệnh truyền nhiễm tăng trở lại, Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng chống
-
Sữa rửa mặt Gammaphil 125ml bị thu hồi do không đúng thành phần theo công bố
-
Can thiệp dinh dưỡng trong điều trị thừa cân, béo phì
-
Bộ Y tế công khai danh sách 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Tin mới y tế ngày 13/7: Việt kiều Canada được bác sỹ Việt Nam cứu sống ngoạn mục
![]() |
Bệnh nhân đang điều trị do lạm dụng corticoid tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương |
Cái giá đắt của thuốc “hiệu quả tức thì”
Việc tự ý sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loại có chứa corticoid, một hoạt chất chống viêm mạnh, đang trở thành mối nguy hại trong cộng đồng. Hậu quả không chỉ dừng lại ở việc che giấu triệu chứng bệnh lý, mà còn có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nghiêm trọng như: suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, nhiễm trùng nặng và rối loạn chuyển hóa, thậm chí tử vong.
Một trong những trường hợp điển hình là bệnh nhân N.V.B, 53 tuổi, sống tại Hà Nội, có tiền sử bệnh gout kéo dài hơn 14 năm. Thay vì tuân thủ phác đồ điều trị chuyên khoa, ông thường xuyên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm không rõ thành phần tại nhà.
Khoảng một tháng trước khi nhập viện, bệnh tình đột ngột chuyển nặng với cơn đau khớp dữ dội, sưng tấy khớp gối, sốt cao và mệt mỏi toàn thân. Ông được tiêm thuốc trực tiếp vào khớp tại một quầy thuốc gần nhà và chích nặn hạt tophi, dẫn đến nhiễm trùng nặng và suy kiệt.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, các bác sỹ xác định bệnh nhân bị loét nhiễm trùng khớp gối, đợt cấp gout nặng trên nền đái tháo đường type 2 và đặc biệt là suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid kéo dài.
Theo ThS.BS Nguyễn Đăng Quân, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, việc dùng corticoid không kiểm soát đã ức chế chức năng tuyến thượng thận, khiến cơ thể mất khả năng sản xuất hormone cortisol, yếu tố sống còn trong việc điều hòa huyết áp, chuyển hóa năng lượng và đáp ứng với căng thẳng.
Tình trạng suy tuyến thượng thận không chỉ gây mệt mỏi mạn tính, tụt huyết áp, sụt cân không rõ nguyên nhân mà còn có thể dẫn đến suy thượng thận cấp. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Trường hợp của ông B. sau điều trị tích cực đã ổn định, nhưng buộc phải dùng hormone thay thế suốt đời.
Trả giá bằng mạng sống
Không chỉ gây rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương..., corticoid còn gây suy tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Đáng lưu ý, việc ngừng corticoid đột ngột sau thời gian dài sử dụng cũng có thể khiến cơ thể không thích nghi kịp, dẫn đến suy thượng thận cấp, tình trạng cấp cứu nội khoa cực kỳ nguy hiểm.
Tác hại của corticoid không chỉ dừng lại ở đường uống hay tiêm. Nhiều trường hợp tai biến da nghiêm trọng cũng bắt nguồn từ việc lạm dụng mỹ phẩm trộn chứa corticoid. Chị N.T.B (32 tuổi, TP.HCM) sau khi sử dụng kem làm trắng da cấp tốc tại spa đã gặp phải hiện tượng da mỏng, nổi mụn mủ, lộ mao mạch, kèm nóng rát dai dẳng. Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chị được chẩn đoán bị nhiễm corticoid do kem trộn.
Theo ThS.BS Vũ Thị Thùy Trang, corticoid trong mỹ phẩm làm trắng da giúp da sáng lên nhanh chóng bằng cách làm mỏng lớp bì và ức chế phản ứng viêm. Tuy nhiên, hậu quả là da mất hàng rào bảo vệ tự nhiên, trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng, giãn mao mạch và dễ nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương da có thể trở thành mạn tính, rối loạn sắc tố, teo da và để lại biến chứng lâu dài. Trong trường hợp chị B., bác sỹ phải dùng đến phương pháp laser 4D để làm giảm tình trạng giãn mạch, phục hồi da sau nhiễm độc corticoid.
Một trường hợp nặng hơn xảy ra tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khi bệnh nhân lạm dụng thuốc chứa corticoid. Theo đó, ông T.V.M (77 tuổi, Thanh Hóa) bị nhiễm khuẩn huyết nặng do tụ cầu vàng đa kháng (MRSA), trên nền suy tuyến thượng thận do dùng thuốc đau khớp không rõ nguồn gốc suốt 10 năm. Ông nhập viện trong tình trạng sốt cao, lơ mơ, suy hô hấp, nhiễm trùng ổ mủ sau gáy lan rộng. Các bác sỹ phải đặt nội khí quản, thở máy và điều trị kháng sinh đặc biệt. Dù đã có dấu hiệu cải thiện, tiên lượng vẫn rất dè dặt do hệ miễn dịch bệnh nhân bị phá hủy nghiêm trọng.
Theo ThS.BS Hà Việt Huy, đây là hậu quả điển hình của việc sử dụng corticoid kéo dài không kiểm soát, đặc biệt qua các loại thuốc “gia truyền”, thuốc nam, thuốc đông y không rõ thành phần. Người dân thường bị đánh lừa bởi cảm giác “dùng thấy đỡ ngay”, nhưng chính điều đó lại là biểu hiện của corticoid, chất ức chế triệu chứng nhanh, nhưng tàn phá sức khỏe khôn lường.
Ngành Y tế liên tục cảnh báo, tuyệt đối không tự ý sử dụng corticoid dưới mọi hình thức nếu không có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc trôi nổi không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến nội tiết, chuyển hóa, mà còn góp phần làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

-
Tin mới y tế ngày 13/7: Việt kiều Canada được bác sỹ Việt Nam cứu sống ngoạn mục -
Bệnh chồng bệnh vì lạm dụng corticoid -
Sốt xuất huyết tại TP.HCM diễn biến phức tạp -
Cảnh giác trước sự gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ -
Kê đơn điện tử: Lời giải cho bài toán lạm dụng kháng sinh và thuốc đặc trị -
Tin mới y tế ngày 12/7: Phẫu thuật cột sống ít xâm lấn cho người cao tuổi -
Ngăn chặn tiêu cực trong giám định pháp y, pháp y tâm thần
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng