
-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
-
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng
-
Tin mới về y tế ngày 9/8: Chấn chỉnh các cơ sở y tế quảng cáo "chữa khỏi bệnh đồng tính"; Bình Dương đang "khát" nhân lực y tế
-
[Infographic] Đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 -
Bộ Y tế khuyến cáo 6 biện pháp phòng chống cúm mùa
Thuốc Tamiflu được Bộ Y tế chỉ định trong trường hợp người bệnh nhiễm cúm (nghi ngờ hoặc xác định) có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ.
Hiện nay, cúm A đang lây lan nhanh, người dân tự tìm mua thuốc Tamiflu chứa hoạt chất oseltamivir để điều trị cúm, tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ do làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc dẫn đến những tác dụng không mong muốn và tổn thất về kinh tế.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh cúm để người dân hiểu và không tự ý mua thuốc kháng virus để điều trị cúm. Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện điều trị cúm theo các Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm của Bộ Y tế. Chú trọng công tác kê đơn an toàn, hợp lý và hiệu quả, đặc biệt với thuốc kháng virus để điều trị cúm.
Tamiflu thường gây ra tác dụng phụ là gây trầm cảm cho những người uống. Vì vậy, người dân chỉ nên uống Tamiflu khi có chỉ định của bác sĩ.
Hà Nội, Đà Nẵng tỷ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 2 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất thấp
Tối 31/7, Bộ Y tế đã cập nhật thông tin mới nhất về tiêm vắc-xin Covid-19 nước ta.
Về tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi tính đến chiều cùng ngày tổng số mũi tiêm trên cả nước là: 12.214.230 liều - tăng khoảng trên 76 nghìn liều so với ngày trước đó.
Tiêm mũi 1: 7.935.115 trẻ (đạt tỷ lệ 69,4%); 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp là dưới 52% là: Hà Nội (51,1%); Hà Tĩnh (47,7%); Đà Nẵng (35,2%); Quảng Nam (39,1%); TP Hồ Chí Minh (43,8%).
Tiêm mũi 2: 4.279.115 trẻ (đạt tỷ lệ 37,4%); 5 địa phương có tỷ lệ tiêm thấp dưới 19% là: Hà Nội (17,8%); Đà Nẵng (14,7%); Quảng Nam (12,2%); Khánh Hòa (17,3%); Đắc Lắc (19,0%).
3 tỉnh tiêm cao cho trẻ trong độ tuổi này là: Ninh Thuận (72,7%); Sóc Trăng (76,0%); Bạc Liêu (72,5%).
Kết quả tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm mũi 3: Tổng số có 47.970.180 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 72,1%)
Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp là: Hải Phòng (54,0%);Quảng Nam (49,7%); Bình Thuận (50,2%); Đồng Nai (46,2%); Cần Thơ (52,5%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao là: Bắc Giang (96,6%); Nghệ An (99,5%); Bến Tre (95,4%).
Tiêm mũi 4: Tổng số có 9.523.628 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 51,0%).
Các địa phương có tỷ lệ tiêm mũi 4 thấp: Bắc Cạn (25,7%); Nghệ An (26,0%); Quảng Trị (21,7%); Phú Yên (20,3%); Đắc Lắc (24,1%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 4 cao: Quảng Ninh (96,8%); BR-VT (97,5%); Kiên Giang (97,8%).
Kết quả tiêm vắc-xin Covid-19 của nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 2.976.455 trẻ (34,0%) tăng 0,4%.
4 địa phương tiêm mũi 3 thấp: Hà Tĩnh (11,3%); Điện Biên (7,7%); Đà Nẵng (12,7%); Phú Yên (9,3%); Bà Rịa – Vũng Tàu (10,9%).
3 tỉnh có tỷ lệ tiêm mũi 3 cao: Bắc Giang (78,0%); Trà Vinh (76,8%); Vĩnh Long (67,0%).
Báo động vấn nạn bạo hành trẻ em
Thời gian gần đây, một loạt các vụ bạo hành trẻ em đã xảy ra, các em nhỏ bị đánh đập tàn nhẫn, có trường hợp dẫn đến tử vong, đang rất gây bức xúc trong dư luận, gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ nhỏ...
Ngày 28/7, Cơ quan Công an huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố điều tra vụ án, tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với mẹ ruột và cha dượng đã đánh bé Y D (7 tuổi) 12 lần từ tháng 2/2022 với lý do bé làm đổ cơm khi ăn.
Quá trình điều tra, bị can khai nhận nguyên nhân của sự việc trên là do bé D. thường làm đổ cơm và không chịu ăn nên đã dùng ống nhựa đánh bé. Đối tượng khai nhận từ tháng 2/2022 đến nay đã đánh bé khoảng 12 lần, riêng trong tháng 7 đã đánh 4 lần bằng roi, nặng nhất là vào ngày 25/7.
Trong số những vụ trẻ em bị bạo hành, thậm chí dẫn đến tử vong, gây chấn động dư luận cả nước, đang chờ phiên tòa diễn ra tại TP. HCM. Nạn nhân là bé N.T.V.A (8 tuổi), sống với cha ruột, bị nhân tình của bố đánh đập tàn nhẫn cho đến chết. Có lần liên tục đánh đập bé suốt gần 4 tiếng đồng hồ...; hoặc dùng dây trói tay chân cháu bé đến khi nạn nhân kiệt sức. Có lúc bé đang quỳ, Trang dùng tay tát mạnh vào đầu... Sau đó, bắt cháu ngồi vào ghế học rồi dùng chân đạp cho cháu ngã đến khi gục xuống, miệng trào nước... Cháu bé được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi, được xác định tử vong do phù phổi cấp, trên cơ thể có nhiều nơi bầm tụ máu, gãy nhiều xương sườn, đầu cũng có vết thương, tụ máu, não phù và có nhiều vết thương ở cả bộ phận sinh dục.
Mới đây Công an tỉnh Vĩnh Long cũng đã khởi tố vụ án N.M.Q (31 tuổi,Vĩnh Long) về hành vi "giết người". Nạn nhân là bé trai 2 tuổi con riêng của người phụ nữ sống chung với Q. Mới chập chững biết đi, xót xa thay, bé đã bị Q dùng chân đạp nhiều lần vào đầu dẫn đến ngã, chấn thương sọ não, tử vong.
Ngoài ra còn vụ N.X.L (33 tuổi, Cao Bằng) đánh chết cháu H.T.D (14 tuổi, con riêng của người phụ nữ sống cùng với L như vợ chồng). Hay vụ án mới đây xảy ra tại An Giang, cướp đi tính mạng của đứa trẻ mới 7 tháng tuổi, hung thủ N.V.H (SN 1998, chồng hờ của mẹ cháu bé). H đổ nước vào miệng cho đến khi bé chết sặc và còn khai trước đó, mỗi lần cháu khóc đều bị hắn đánh, có lần đến mức gãy tay.
Tình trạng sức khoẻ bé gái 18 tháng tuổi bị bạo hành ở Hà Nội
Ngày 26/7, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận bệnh nhi Q.T 18 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu mất nước, suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, SpO2 84%, có nhiều vết lằn, vết bầm tím tụ máu trên cơ thể.
Qua thăm khám các bác sĩ thấy trẻ có biểu hiện hôn mê, suy hô hấp nặng phải hỗ trợ thở máy, suy tuần hoàn, rối loạn tiêu hóa. Trên da có vết thương ở nhiều vị trí: vết lằn kích thước 4-5cm ở cổ chân 2 bên; vết lằn kích thước 10-12cm ở mặt ngoài đùi phải; vết lằn tím tụ máu kích thước 10cm ở mặt ngoài đùi trái; vết bầm tụ máu kích thước 3x4cm ở trán.
Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương chẩn đoán: Theo dõi nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan và nghi ngờ trẻ bị bạo hành.
Qua điều tra sơ bộ xác định, ngày 21/7, mẹ cháu T. là chị Lê Thị Lan H. (28 tuổi, ở Hà Tĩnh) thuê Đoàn Diệu Linh (26 tuổi, ở Hà Nội) trông cháu T. với giá 3 triệu đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa để đi làm công nhân tại Bắc Giang.
Trong quá trình trông trẻ, do cháu T. bị sốt và quấy khóc nên Linh và chồng là Hoàng Thế Vũ (28 tuổi) đã dùng dây sạc điện thoại buộc chân; dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người và dùng chăn quấn, dùng băng dính bịt miệng cháu T.
Đến ngày 26/7, thấy cháu T. mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đã đưa cháu đến BV Nhi Trung ương cấp cứu. Công an quận Đống Đa đã triệu tập 2 đối tượng Linh, Vũ để điều tra, làm rõ.
Đến tối 31/7 tình trạng nhiễm khuẩn huyết biến chứng suy đa cơ quan của bé gái 18 tháng nghi bị bạo hành đã có dấu hiệu chuyển biến khá hơn. Bé đã chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn và chức năng các cơ quan đang dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh.

-
Đề xuất giải pháp chống dịch Covid-19 trong tình hình mới
-
Tin mới về y tế ngày 12/8: Chưa có khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em dưới 5 tuổi
-
Cảnh giác với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh tại Thủ đô
-
Tin mới y tế ngày 11/8: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần năm 2021; Nhiều ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội biến chứng nặng
-
Không chủ quan với "dịch chồng dịch" -
Tăng cường nghiên cứu sản xuất thuốc phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ -
Tin mới y tế ngày 10/8: Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an phối hợp đảm bảo an ninh bệnh viện; Tăng tốc tiêm vắc-xin cho nhóm trẻ 5-12 tuổi -
Không đủ chứng cứ kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tập thể tại Đà Nẵng -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5 - 12 tuổi trong tháng 8 -
Gánh nặng bệnh tật với các loại thuốc lá thế hệ mới -
TP. HCM sẽ triển khai thêm 24 trạm y tế hoạt động theo nguyên lý y học gia đình
-
1 Quy hoạch điện VIII: Chưa rõ thì chưa duyệt
-
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chúng ta cần chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất
-
3 Không để tiền ảo lọt lưới rửa tiền
-
4 Doanh nghiệp bất động sản công nghiệp: Lợi thế lớn từ hàng ngàn tỷ đồng “của để dành”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 12/8
-
Generali Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2022
-
Đa dạng & Hòa nhập – Yếu tố cốt lõi đưa Stavian Group vươn tầm quốc tế
-
DKSH Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tốt nhất châu Á
-
Bitexco “bắt tay” hệ thống giáo dục Dwight phát triển Trường liên cấp quốc tế Dwight Hà Nội
-
MSB tiếp tục lọt danh sách "Nơi làm việc tốt nhất châu Á"
-
Agribank đóng góp tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”