-
Bộ Y tế vào cuộc vụ 1 người tử vong, 4 người nhập viện do nghi ngộ độc rượu -
Gia tăng số ca mắc cúm mùa, lưu ý dấu hiệu cần nhập viện ngay -
Hệ thống y tế Vinmec và hệ thống Bệnh viện Quốc tế Hải Phòng hợp tác toàn diện -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế
Thời gian qua, vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị y tế cục bộ tại một số cơ sở y tế công lập đã được phản ánh, do đó Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền triển khai nhiều giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn để sớm giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi số 15/2023/QH15, trong đó có nhiều nội dung liên quan tới đổi mới cơ chế tài chính khắc phục những hạn chế, bất cập của các cơ sở y tế thời gian qua, Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 80/2023/QH15, cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực trong giai đoạn từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024 được tiếp tục sử dụng từ ngày hết hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024.
Trong tháng 02/2023, Bộ Y tế đã gia hạn giấy phép lưu hành của gần 10.000 thuốc (Ảnh minh hoạ) |
Trong tháng 02/2023, Bộ Y tế đã gia hạn giấy phép lưu hành của gần 10.000 thuốc, đảm bảo nguồn cung, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cung ứng thuốc trên thị trường.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 05/11/2022 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022, Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 25/02/2023 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Đầu tháng 3/2023, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 03/3/2023 và Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023.
Bộ Y tế cũng đã sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm tháo gỡ những quy định bất cập trong mua sắm, đấu thầu như ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BYT ngày 06/12/2022; theo đó đã bãi bỏ khoản 3, Điều 8 Thông tư số 14/2020/TT-BYT về tham khảo giá trang thiết bị y tế trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó khi lập dự toán giá gói thầu.
Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện thể chế, các cơ chế chính sách: Sửa đổi Luật Dược 2016, sửa đổi Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.
Bên cạnh những giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý, Bộ đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường xử lý, giải quyết việc đăng ký lưu hành, gia hạn đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại Luật Dược;
Ban hành các thông tư liên quan đến công tác đăng ký thuốc, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt với các quy định về hồ sơ gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc; đã tổ chức thêm các đơn vị thẩm định độc lập tại các trường đại học y, dược để đẩy nhanh tiến độ thẩm định hồ sơ cấp phép; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về bảo đảm cung ứng thuốc, đặc biệt các thuốc hiếm, khó khăn về nguồn cung…
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo thực hiện việc điều chỉnh giá thuốc kê khai, kê khai lại đối với các mặt hàng do tăng giá khách quan; thực hiện phân cấp toàn diện phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ.
Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thực hiện mua sắm tập trung thuốc quốc gia, đàm phán giá. Cụ thể, trong năm 2022, đã tổ chức thành công 3 gói thầu thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, giảm giá 1.418 tỷ đồng so với giá kế hoạch (giảm gần 18%); đàm phán giá thành công 61/69 mặt hàng thuốc, giảm giá 1.995 tỷ đồng (xấp xỉ 15%).
Bộ cũng đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị tại các cơ sở y tế; đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách trong giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế.
Sau khi được gỡ vướng những "nút thắt" về đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, nhiều bệnh viện đã trở lại hoạt động bình thường.
Hà Nội: Triển khai các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
Sở Y tế vừa ban hành Kế hoạch số 963/KH-SYT về việc thực hiện các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023.
Với mục đích từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh của thành phố trở lại theo quy luật tự nhiên góp phần ổn định cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.
Khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh năm 2023 của thành phố không vượt quá 112 trẻ trai/100 trẻ gái. Tập trung giảm tỷ số giới tính khi sinh tại các quận/ huyện/thị xã có tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 cao trên 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố theo Kế hoạch 208/KH-UBND ngày 14-11-2016 của UBND thành phố Hà Nội về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2025.
Theo Bộ Y tế, Hà Nội thuộc nhóm 1: Tỷ số giới tính khi sinh >112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống vì vậy để đạt được mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh của thành phố đến năm 2025 về mức cân bằng tự nhiên, các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh theo kế hoạch của thành phố.
Làm rõ thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương, những thuận lợi, thành công cần phát huy và những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân chủ yếu phải khắc phục, từ đó làm cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
Trong thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục triển khai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, chính sách về dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Cụ thể, tiếp tục phổ biến những quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi như Pháp lệnh Dân số, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP ngày 16-9-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, trú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình, nêu cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Đồng thời, tuyên truyền về thực trạng tỷ số giới tính khi sinh, nguyên nhân, hệ lụy và giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tăng cường truyền thông về bình đẳng giới, nêu cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong xã hội;
Tăng cường chất lượng giáo dục, việc làm ổn định, kỹ năng sống hiệu quả, giáo dục giới tính toàn diện chú trọng bình đẳng giới để trẻ em gái được an toàn và phát triển đầy đủ thể chất và trí tuệ là điều cần thiết cho sự phát triển của giới trẻ, gia đình và cộng đồng của các em cũng như của đất nước.
Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ, thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc người cao tuổi nhằm nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội cho người cao tuổi, khuyến khích hỗ trợ phát huy vai trò, vị thế của trẻ em gái.
Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hóa phẩm các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Cùng với đó, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm y tế, dân số, thực hiện các nghiên cứu khoa học, trong đó nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm y tế, dân số, quản lý, đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch;
Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo Công tác Dân số thành phố triển khai các hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn thành phố.
Tổ chức các cuộc hội thảo, truyền thông về chính sách dân số, bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho cán bộ công chức, viên chức, thành viên các đoàn thể, hội.
Phối hợp với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã thực hiện tập huấn cho nhà quản lý giáo dục, giáo viên các trường phổ thông, thanh niên cán bộ đoàn cơ sở về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tổ chức các cuộc truyền thông cho cơ sở tại các địa bàn có tỷ số giới tính khi sinh cao.
Cập nhật số liệu thường xuyên về tỷ số giới tính khi sinh hàng tháng, quý, năm để xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông cho phù hợp, kịp thời. Chủ động tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND các quận, huyện, thị xã, Ban chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình bố trí kinh phí để triển khai hoạt động giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại cơ sở…
Nhanh chóng khoanh vùng không để bệnh dại lây lan
Trong một số ngày gần đây, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra các vụ chó dại cắn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Yên xác nhận, một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn là ông L.X.D, sinh năm 1978 ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa; 8 người khác tiếp xúc gần với ông D đã được hướng dẫn đến cơ sở y tế để tư vấn, điều trị.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên, khoảng đầu tháng 12/2022, bệnh nhân bị chó nuôi tại nhà cắn ở ngón tay, nhưng chỉ sát khuẩn bằng thuốc đỏ, không đến cơ sở y tế điều trị, trong khi chó chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Đến ngày 9/3, bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi, được người nhà đưa đi khám, nhập viện ngày 11/3 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên và được chẩn đoán bị bệnh dại.
Hai ngày sau, bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, lơ mơ không tỉnh táo, yếu tay chân, chảy nước dãi, không ăn uống được và đến sáng 14/3 thì tử vong tại nhà.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên xác định, có 8 người khác tiếp xúc gần với bệnh nhân D. Các khu vực cần thiết đã được xử lý hóa chất; đàn chó, mèo của người dân xã Hòa Đồng cũng được tiêm phòng bệnh dại và khuyến cáo không thả rông ra đường.
Tại Đồng Nai, sau khi xảy ra trường hợp 1 nhân viên của phòng khám thú y bị chó dại (ở xã Tây Hoà, H.Trảng Bom) cắn, Chi cục Chăn nuôi và thú y đã tiến hành điều tra dịch tễ và nhận định mầm bệnh dại đã lưu hành âm thầm trên đàn chó, mèo ở diện rộng, nguy cơ cao tiếp tục phát sinh dịch bệnh dại trong thời gian tới.
Tính từ tháng 12/2022 đến nay, bệnh dại đã lây lan trên địa bàn 3 huyện, thành phố. Trong đó, đánh giá dịch tễ ca bệnh dại trên người tại P.Tân Phong, TP.Biên Hòa (đã tử vong tháng 12/2022) là rất phức tạp. Điều đó cho thấy mầm bệnh đã lưu hành âm thầm trên đàn chó, mèo ở diện rất rộng. Trong khi đó, công tác tiêm phòng dại hiện nay còn chậm nên nguy cơ tiếp tục phát sinh dịch bệnh dại chó, mèo trong thời gian tới là rất cao.
Chi cục Chăn nuôi và thú y đề nghị các huyện, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo khỏe mạnh trên địa bàn. Ngành chức năng cũng khuyến khích tiêu hủy chó, mèo có dấu hiệu mắc bệnh dại; chó, mèo chưa được tiêm vắc xin phòng dại nhưng đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại (trường hợp không tiêu hủy thì phải nuôi cách ly để theo dõi trong vòng 14 ngày, nếu phát hiện dại thì phải tiêu hủy theo quy định).
-
Cảnh báo thuốc giả Theophylline 200mg -
Tin mới y tế ngày 11/1: Kỳ tích cứu sống cụ ông 103 tuổi bị đột quỵ -
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Vì sao người gầy vẫn mắc mỡ máu cao? -
Tin mới y tế ngày 10/1: Phát hiện hơn 22.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 11/1 -
2 Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai -
3 Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
4 Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
5 Quốc hội quyết định những nội dung cấp bách để vừa tinh gọn bộ máy, vừa thúc đẩy tăng trưởng
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam