
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
-
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
Hướng dẫn mới liên quan tới Covid-19
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới về phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám chữa bệnh khi Covid-19 chuyển từ dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, với nhiều quy định được nới lỏng.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Hướng dẫn này thay thế "Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" và "Hướng dẫn lựa chọn phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" đã được ban hành trước đó.
"Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh" vừa được Bộ Y tế ban hành nêu rõ các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh như sau:
Người bệnh có dấu hiệu chỉ điểm mắc Covid-19 (ho, sốt) khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được chỉ dẫn khám tại phòng khám truyền nhiễm; người bệnh cấp cứu được chỉ dẫn khám tại khu vực tiếp đón của khoa Cấp cứu.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nhanh Covid-19. Những trường hợp dương tính Covid-19 phải nhập viện được cách ly, điều trị tại khoa cấp cứu (nếu người bệnh ở trong tình trạng cấp cứu) hoặc được cách ly, điều trị theo chuyên khoa.
Tại các khoa lâm sàng, nếu phát hiện người bệnh mắc Covid-19 thì chuyển người bệnh vào buồng cách ly của khoa để cách ly, điều trị.
Nhân viên y tế trực tiếp thăm khám người mắc hoặc nghi mắc Covid-19 cần mang khẩu trang y tế và găng tay, tuân thủ nghiêm quy định vệ sinh tay.
Về biện pháp phòng ngừa chuẩn, áp dụng ở mọi người bệnh: Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm che mũi miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp và loại bỏ khẩu trang, khăn/giấy đã sử dụng vào đúng nơi quy định.
Người bệnh, người nhà người bệnh luôn mang khẩu trang y tế, đặc biệt là khi di chuyển ra ngoài khu vực cách ly.
Về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân: Khuyến khích người bệnh, người nhà người bệnh mang khẩu trang khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Không sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân không đạt tiêu chuẩn theo quy định. Không sử dụng lại phương tiện phòng hộ cá nhân dưới mọi hình thức. Loại bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng nơi quy định.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường giám sát tuân thủ thực hành vệ sinh tay ở nhân viên y tế, người bệnh và khách thăm, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, khu vực cách ly.
Sốc nhiễm trùng vì nhiễm vi khuẩn Aeromonas
Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa điều trị phẫu thuật thành công trường hợp bệnh nhân Đỗ Công T. (70 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng-viêm mô bào đùi cẳng bàn chân phải do nhiễm Aeromonas.
Bệnh nhân nhập viện ngày thứ 5 sau khi bị có vết thương bàn chân phải với các triệu chứng sốt cao, cẳng bàn chân phải nề đỏ, nổi phỏng nước. Người bệnh được điều trị tích cực trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hoại tử da và mô mềm cẳng bàn chân phải ngày càng tăng và có xu hướng lan lên vùng đùi và vùng thành bụng phải.
Các bác sĩ hội chẩn và chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng-viêm mô bào đùi cẳng bàn chân phải do nhiễm Aeromonas.
Với nhiễm khuẩn Aeromonas hydrophila thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, khi vi khuẩn gây hoại tử diện rộng nếu chỉ điều trị kháng sinh thì không thể giải quyết hết vấn đề nhiễm khuẩn và hoại tử mô mềm. Do đó các bác sĩ sử dụng phương pháp can thiệp tại chỗ, phẫu thuật cắt lọc hoại tử cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, hồi sức tích cực và chuyển khoa Chấn thương chỉnh hình mổ cấp cứu, cắt lọc tổ chức hoại tử.
Sau hơn một tháng, bệnh nhân tiếp tục được chỉ định phẫu thuật vá da mỏng. Sau khi da liền tốt, bệnh nhân được cho ra viện sau một tuần. Hiện, bệnh nhân hoàn toàn có thể tập phục hồi chức năng cẳng bàn chân phải.
Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Mạnh Hà, Phụ trách Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân T. bị nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila (AH) là loại trực khuẩn gram âm, có khả năng gây bệnh nặng. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ra lại hậu quả cực kỳ nghiêm trọng tới mức thường gọi là loại vi khuẩn ăn thịt người.
Đối với trường hợp trên, để chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân cần phải bác sĩ có chuyên môn về phần mềm và liền vết thương và có kinh nghiệm điều trị các loại nhiễm khuẩn nặng nếu chỉ định không chính xác sẽ làm cho vùng hoại tử lan rộng và khó kiểm soát.
Theo bác sĩ Hà cho biết, nếu một người nào đó uống phải nước bẩn có vi khuẩn Aeromonas hydrophila hay do ngoại độc tố của chúng tiết ra, sau khi qua đường ruột có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng huyết và suy đa phủ tạng, thường dễ xảy ra ở nhóm người đang bị suy giảm miễn dịch.
Nếu người bệnh bị nhiễm qua vết thương ngoài da, vi khuẩn Aeromonas hydrophila xâm nhập vết thương gây viêm hoại tử da, cân cơ, cơ; gây nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng với nguy cơ tử vong cao.
Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty cổ phần Logistic dược Đông Á
Bộ Y tế quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á.
Quyết định của Bộ Y tế cho biết phạm vi kinh doanh của Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á là kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc.
Về lý do thu hồi, theo thông tin tại quyết định của Bộ Y tế: Công ty cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số 542/ĐKKDD-BYT, do Công ty chấm dứt hoạt động kinh doanh dược tại địa điểm kinh doanh Khu Công nghiệp Quế Võ, xã Phương Võ, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định của Bộ Y tế có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành - ngày 19/6. Điều này đồng nghĩa với việc quyết định số 4347/QĐ-BYT ngày 19/10/2020 của Bộ Y tế về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho Công ty cổ phần cổ phần Logistic dược phẩm Đông Á hết hiệu lực.

-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện -
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)