-
Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên -
Mỹ phẩm Thuần Mộc không đạt chất lượng, bị thu hồi -
Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 -
Tin mới y tế ngày 19/9: Cẩn trọng khi nhiễm cúm trong thai kỳ -
Nhiều nguy cơ bệnh tật của người mắc béo phì -
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường
Số ca Covid-19 mới giảm còn 557 tại 32 tỉnh, thành
Tính từ 16h ngày 25/6 đến 16h ngày 26/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 557 ca nhiễm mới đều ở trong nước tại 32 tỉnh, thành phố, có 476 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (-32), Bắc Ninh (-21), Phú Thọ (-19). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Kạn (+20), Thừa Thiên Huế (+12), Hà Nội (+8).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 680 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.743.448 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.490 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.735.681 ca, trong đó có 9.646.997 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.605.038), TP. Hồ Chí Minh (610.018), Nghệ An (485.531), Bắc Giang (387.719), Bình Dương (383.796).
7.300 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày
Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.649.814 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 27 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 21 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 4 ca; thở máy không xâm lấn: 0 ca; thở máy xâm lấn: 2 ca; ECMO: 0 ca
Từ 17h30 ngày 25/6 đến 17h30 ngày 26/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.084 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.515.650 mẫu tương đương 85.826.353 lượt người. Tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 229.551.802 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 204.374.077 liều: Mũi 1 là 71.497.997 liều; Mũi 2 là 68.857.639 liều; Mũi 3 là 1.509.269 liều; Mũi bổ sung là 14.975.052 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 44.337.523 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 3.196.597 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.868.412 liều: Mũi 1 là 8.973.185 liều; Mũi 2 là 8.615.166 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 280.061 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 7.309.313 liều: Mũi 1 là 5.617.257 liều; Mũi 2 là 1.692.056 liều.
***
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề nghị người đứng đầu BHXH các địa phương cần nêu cao tinh thần trách nhiệm cao nhất để phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế đảm bảo ngay việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh BHYT.
Chủ động đề nghị Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tổ chức đấu thầu mua sắm theo hướng dẫn của Bộ Y tế đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia, thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá khi chưa có kết quả đấu thầu; Đấu thầu, mua sắm kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị đối với các thuốc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 của các thuốc thuộc danh mục đấu thầu thuốc tập trung cấp quốc gia theo phân cấp của Bộ Y tế.
Cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế phục vụ cho công tác khám chữa bệnh BHYT. Ảnh minh họa |
Theo dõi, đôn đốc việc mua sắm thuốc đảm bảo các cơ sở thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết đối với thuốc đấu thầu tập trung theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Về công tác đấu thầu mua sắm và cung ứng vật tư y tế, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn rà soát kết quả đấu thầu, số lượng vật tư y tế còn tồn và thời gian dự kiến sử dụng hết tại cơ sở khám chữa bệnh, thời gian dự kiến hoàn thành quy trình đấu thầu để xây dựng kế hoạch và thực hiện đấu thầu mua sắm, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh.
BHXH các tỉnh cần chủ động cung cấp thông tin về kết quả đấu thầu vật tư y tế tại các địa phương, đơn vị (do BHXH Việt Nam đăng tải trên trang Thông tin điện tử) để các Hội đồng đấu thầu vật tư y tế trên địa bàn tham khảo, lựa chọn chủng loại vật tư y tế và xây dựng giá kế hoạch phù hợp, đúng quy định của pháp luật đấu thầu.
Người dân TP. HCM không tiêm vắc-xin mũi 3, 4 phải ký cam kết, chịu trách nhiệm nếu lây lan dịch bệnh
UBND TP. HCM giao Ban Quản lý các Khu chế xuất, khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp… tiếp tục đẩy mạnh tăng cường truyền thông, vận động người lao động tiêm vắc-xin; tiếp tục lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại lần 2 để phối hợp UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện nơi đơn vị trú đóng để tổ chức tiêm vắc-xin ngay tại nơi làm việc, tạo điều kiện thuận tiện cho người lao động.
UBND TP. HCM cũng yêu cầu UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện chỉ đạo trung tâm y tế trên địa bàn khẩn trương tiếp nhận hết vắc-xin đã được phân bổ để hoàn tất việc tiêm chủng cho người dân, đảm bảo trên 90% dân số trên địa bàn được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp tiêm mũi 4 được tiêm đầy đủ theo đúng quy định.
Chủ động thực hiện các biện pháp hữu hiệu để tuyên truyền đến người dân, thực hiện tiêm chủng hết vắc-xin đã được phân bổ, không để xảy ra tình trạng hủy vắc-xin do hết hạn sử dụng.
Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về tiêm vắc-xin và phòng chống dịch, người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh, đồng thời báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm về Sở Y tế ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Phối hợp với các khu chế xuất, khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp trên địa bàn để tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong trường hợp số lượng người cần tiêm nhiều.
Người dân sẽ được tiêm các mũi bổ sung chưa tiêm, những người đã tiêm mũi 3 sẽ được tiêm tăng cường mũi 4. Vận động người dân thực hiện tiêm chủng khi đến lịch tiêm nhắc lần 1, lần 2, vì kháng thể những liều vắc-xin lần trước sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi thế giới vẫn có nguy cơ xuất hiện biến chủng mới.
Bộ Y tế đề nghị chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, vận động mạnh mẽ việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và phòng, chống dịch bệnh
Đến nay cả nước còn khoảng 22 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 chưa phân bổ; trong thời gian gần đây, tiến độ tiêm chủng vắc-xin của các địa phương đã đẩy nhanh hơn, tuy nhiên vẫn còn chậm.
Số mắc Covid-19 trong thời gian qua ở nước ta có xu hướng giảm mạnh.
Thời gian gần đây, biến thể Omicron đã ghi nhận chiếm chủ đạo với các nhánh phụ BA.2; BA.2.3, BA.2.3.2; trong khi biến thể phụ BA.5 đã ghi nhận ở nhiều quốc gia có nguy cơ xâm nhập vào nước ta và có thể dẫn đến sự gia tăng các ca mắc Covid-19 trong thời gian tới.
Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vắc-xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.
Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. Xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch Covid-19 giai đoạn 2022 - 2023.
Đồng thời trong thời gian qua, lãnh đạo Bộ Y tế đã liên tục có các cuộc họp và văn bản thúc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, nhất là tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và tiêm mũi 3, mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông, huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, hệ thống giáo dục…trong việc vận động tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và phòng, chống dịch bệnh; tổ chức phát động Chiến dịch tiêm chủng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn quốc, đi đầu, gương mẫu trong việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 theo khuyến cáo.
-
Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 -
Tin mới y tế ngày 19/9: Cẩn trọng khi nhiễm cúm trong thai kỳ -
Vắc-xin: “Lá chắn thép” bảo vệ sức khỏe người dân - Bài 1: Thiếu vắc-xin, “cơn bão” dịch bệnh ập đến -
Nhiều nguy cơ bệnh tật của người mắc béo phì -
Bổ sung ngân sách hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng -
Phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á -
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024