-
Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế -
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng "thuốc đông y tăng cân" -
Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng -
Bộ trưởng Bộ Y tế: Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn -
Biến chứng khôn lường của bệnh uốn ván -
Động lực thúc đẩy tăng trưởng các sản phẩm thuốc y học cổ truyền
Cẩn trọng với viêm xoang cấp
Đến khám tại một bệnh viện, chị Mai Quỳnh Hương, Bạch Mai, Hà Nội than thở từ tháng trước chị bị cảm cúm xong chuyển thành viêm mũi kéo dài. Mũi lúc nào cũng nghẹt khó chịu.
PGS.Nguyễn Thị Hoài An đang khám cho bệnh nhân. |
Chị đã dùng các loại thuốc không đỡ. Một tuần nay, chị Hương chuyển sang đau đầu đặc biệt vùng quanh trán, thái dương kèm theo sốt. Chị đến khám bác sĩ cho biết chị bị viêm xoang cấp, tràn nhiều mủ.
Theo PGS.Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, nguyên Trưởng Khoa Tai mũi họng Trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương, thời tiết giao mùa như hiện nay khiến tình trạng viêm hô hấp, viêm tai mũi họng tăng lên đột biến trong đó có viêm xoang.
Viêm xoang cấp như trường hợp của chị Hương là do quá trình viêm có thể tự nhiên lan vào niêm mạc xoang hoặc do hắt hơi và do gỉ mũi làm cho dịch mủ trong hốc mũi bị đẩy vào trong xoang gây ra viêm xoang mủ.
Ngoài viêm mũi, viêm xoang cấp còn có thể từ những bệnh như lệch vách ngăn mũi, phì đại xoăn mũi, khối u trong mũi, viêm mũi dị ứng, dị vật hốc mũi hoặc sưng nề niêm mạc mũi làm cản trở thông khí và dẫn lưu xoang gây ra viêm xoang mủ cấp tính.
Tình trạng môi trường bị ô nhiễm như hiện nay cộng với thời tiết càng khiến cho người tiếp xúc với khói bụi, hóa chất mỗi ngày khiến cho bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng.
Viêm xoang cấp tính có những triệu chứng thường khá giống các bệnh lý tai mũi họng khác. Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm xoang xuất hiện đột ngột. Các triệu chứng thường giống cảm lạnh và diễn ra không quá 8 tuần.
Khi bị viêm xoang, bệnh nhân thấy sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi. Các cơn đau ở vùng quanh mặt xuất hiện theo từng cơn. Vị trí đau còn khác nhau tùy thuộc vào loại viêm xoang mắc phải. Người bệnh có cảm giác nặng mặt, đặc biệt là ở 2 bên má và thái dương.
Cơn đau nặng dần lên và đôi khi còn lan lên đỉnh đầu. Đau nhức vùng răng hàm. Bệnh nhân bị chảy dịch mũi. Dịch nhầy đặc, có màu vàng hoặc xanh lục do có chứa mủ.
Dịch chảy qua mũi hoặc mặt sau về họng. Một số trường hợp có thể có mùi hôi. Sổ mũi kéo dài, tăng nhiều lên vào buổi tối. Suy giảm khứu giác và vị giác. Các triệu chứng này tăng nhiều lên khi cúi đầu, hơi thở hôi.
Khi bị các triệu chứng trên, người bệnh cần đi kiểm tra thăm khám vì nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ chuyển sang viêm xoang mãn tính.
Đặc biệt viêm xoang mũi ở xung quanh hốc mắt, thành xương của xoang lại tương đối mỏng, nên nhiễm trùng ở xoang có thể lan vào trong hốc mắt gây viêm thành xương của hốc mắt, viêm tổ chức lỏng lẻo hốc mắt, viêm thần kinh thị giác sau nhãn cầu, và xa hơn nữa là áp xe ngoài màng cứng, áp xe não.
Dịch mủ trong xoang chảy xuống họng gây viêm họng, nếu dịch mủ lọt vào thanh khí phế quản thì có thể gây viêm thanh khí phế quản, viêm phổi..
Vì thế, khi bị viêm xoang nhất định phải được điều trị kịp thời và chăm sóc chu đáo để ngăn chặn quá trình viêm và phòng ngừa biến chứng.
PGS.Hoài An nhấn mạnh cần đặc biệt lưu ý viêm xoang ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng viêm xoang cấp tính ở t.rẻ e.m thường không rõ ràng. Tuy vậy, tình trạng viêm xoang cấp ở trẻ em diễn tiến vô cùng nhanh và nguy hiểm, gây nhiều biến chứng như sưng nề vùng mắt, viêm xoang mạn tính…
Những thực phẩm cay nóng được khuyến cáo người bị viêm xoang không nên ăn. Chúng có thể sẽ kích thích niêm mạc mũi xoang. Đồng thời những thực phẩm này làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, ảnh hưởng đến tai mũi họng.
Một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng dị ứng với cơ thể người như bánh mì, sữa, tôm, cua, ngao, sò, trứng, lạc, socola, hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân. Những người mắc bệnh viêm xoang nên thận trọng khi dùng chúng.
Ngoài ra, sữa cũng như các sản phẩm từ sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng có thể khiến cho lượng dịch nhầy trong mũi sẽ tăng lên đáng kể, làm nghẽn các xoang, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế, những người mắc bệnh viêm xoang nên cẩn trọng khi dùng nhóm thực phẩm này.
Hà Nội: Thêm hơn 2.400 ca mắc sốt xuất huyết
Chỉ trong 1 tuần, Hà Nội ghi nhận thêm hơn 2.400 người mắc sốt xuất huyết và 95 ổ dịch, cao nhất từ đầu năm 2023 đến nay. Nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết đến khám và điều trị.
Chiều 25/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15 đến 22/9),Thủ đô ghi nhận thêm 2.404 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã và 95 ổ dịch mới tại 19, quận huyện.
Các quận, huyện có nhiều bệnh nhân trong tuần là: Hà Đông (174 ca), Phú Xuyên (161 ca), Cầu Giấy (150 ca), Đan Phượng (145 ca), Hoàng Mai (141 ca), Đống Đa (138 ca)...
Quận Bắc Từ Liêm ghi nhận nhiều ổ dịch sốt xuất huyết nhất trong tuần (14 ổ dịch), tiếp đến là quận Hoàng Mai (13 ổ dịch); Đống Đa (11 ổ dịch)… Đây cũng là tuần ghi nhận số ổ dịch nhiều nhất từ đầu năm đến nay.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 12.776 trường hợp sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong.
Thủ đô cũng ghi nhận 870 ổ dịch, hiện còn 257 ổ dịch đang hoạt động tại 26 quận, huyện, thị xã, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất có 327 bệnh nhân; xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất có 74 bệnh nhân; thôn Đống - xã Cao Viên - huyện Thanh Oai có 65 bệnh nhân…
Theo nhận định của CDC Hà Nội, Thành phố đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết với diễn biến phức tạp. Dự báo tình hình dịch tiếp tục tăng và phức tạp trong các tuần tới, đặc biệt gia tăng bệnh nhân nặng phải nhập viện.
Vì vậy, người dân không được chủ quan, phải tăng cường các biện pháp phòng dịch và khi nghi ngờ mắc bệnh, hãy đến cơ sở y tế để xét nghiệm và được tư vấn, điều trị.
Đà Nẵng tăng cường phòng chống dịch bệnh
Thống kê của Sở Y tế Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.200 bệnh nhân khám các bệnh về gan tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, trong đó khám, xét nghiệm viêm gan khoảng 900 trường hợp (xét nghiệm virus viêm gan B chiếm khoảng 70%, virus viêm gan C chiếm khoảng 14%).
UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch Phòng, chống bệnh viêm gan virus trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023-2025.
Theo kết quả giám sát dịch tễ học huyết thanh virus viêm gan B và virus viêm gan C trong nhóm người trưởng thành tại TP.Đà Nẵng năm 2018 - 2019 cho thấy, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính (anti-HBc total dương tính và HBsAg dương tính) trên địa bàn thành phố là 12,8% (cao hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước: 9,2%), tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C mạn tính (anti-HCV dương tính và HCV core Antigen dương tính) là 0,7% (thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của cả nước: 1,0%).
Hiện, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.200 bệnh nhân khám các bệnh về gan tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó khám, xét nghiệm viêm gan khoảng 900 trường hợp (xét nghiệm virus viêm gan B chiếm khoảng 70%, vi rút viêm gan C chiếm khoảng 14%).
Năm 2022, tỷ lệ tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ em sơ sinh trong 24 giờ đầu đạt 90,12%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm vaccine viêm gan B ba liều cơ bản (VGB3) đạt 99%.
UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu Sở Y tế Đà Nẵng phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội liên quan trên địa bàn triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan virus đến các đơn vị thành viên và vận động người dân tham gia.
Hướng dẫn UBND các quận, huyện tổ chức triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống viêm gan virus tại địa phương, có thể lồng ghép trong kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hằng năm.
Tăng cường công tác phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo thực hiện truyền thông phòng, chống bệnh viêm gan virus tại các điểm trường học.
Đồng thời tăng cường triển khai tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ em tại các điểm tiêm chủng và trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế có phòng sinh đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine viêm gan B đạt thấp.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc các quy trình chuẩn về phòng nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế; thực hiện tốt việc khám sàng lọc để phát hiện sớm các trường hợp nhiễm viêm gan virus và điều trị, quản lý kịp thời hạn chế biến chứng.
Nâng cấp và chuẩn hóa các quy trình, trang thiết bị xét nghiệm virus viêm gan để áp dụng các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán virus học đặc biệt đối với virus viêm gan B, virus viêm gan C phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan virus và các bệnh truyền nhiễm khác một cách hiệu quả tại bệnh viện và hỗ trợ các địa phương…
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến viêm gan B và C.
Theo báo cáo của WHO năm 2021, có khoảng 296 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B mạn tính và 58 triệu người nhiễm virus viêm gan C mạn tính trên toàn cầu.
Ước tính mỗi năm có 3 triệu ca nhiễm mới viêm gan B và viêm gan C. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,1 triệu trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh viêm gan vi rút trong đó có 96% là do viêm gan B và viêm gan C.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và virus viêm gan C cao trong quần thể dân cư nói chung và có gánh nặng bệnh tật cao liên quan đến viêm gan B và C.
Theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do virus viêm gan B và C được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới thực hiện năm 2017, ước tính có khoảng 7,8 triệu người nhiễm virus viêm gan B mãn tính và khoảng gần 1 triệu người nhiễm virus viêm gan C mãn tính.
Đây là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80.000 trường hợp xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan và khoảng 40.000 trường hợp tử vong hàng năm và có xu hướng tiếp tục gia tăng.
-
Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng -
Bộ trưởng Bộ Y tế: Quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng gặp nhiều khó khăn -
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi -
Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn -
Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024 -
Dịch cúm, đột quỵ - nỗi ám ảnh mùa lạnh -
Tin mới y tế ngày 7/11: Tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/11 -
2 Vàng trang sức được sử dụng như vàng miếng, NHNN nghi ngờ nguyên liệu sản xuất là vàng lậu -
3 Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu: Phải chờ hướng dẫn thêm -
4 Chủ tịch Agribank: Ngân hàng big 4 bị phạt thuế “oan”, kiến nghị lập CIC cho chứng khoán -
5 Làm rõ lý do lùi thời gian hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, 16 năm là Thương hiệu mạnh Việt Nam
- Nhựa Tiền Phong đồng hành cùng ngành nước Việt Nam
- Marriott International ký thỏa thuận với Tập đoàn TUTA đưa thương hiệu Marriott Hotels đến Bắc Giang