-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Nhiều cơ sở y tế quá tải
Trung bình, mỗi ngày Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 15-20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo nhập viện. Khoảng 1/3 ca nằm viện có biểu hiện nặng.
Chuyên gia dự kiến, tháng 10-11 tới, số ca nhiễm sốt xuất huyết còn tăng hơn nữa. |
Theo ghi nhận của phóng viên, tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội, bệnh nhân đến khám và nhập viện vì sốt xuất huyết đều tăng mạnh.
Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an) những ngày này luôn kín giường điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, phải chuyển bớt bệnh nhân sang khoa khác.
Nhiều ca được đưa vào đây trong tình trạng rất nặng. Điển hình là nam thanh niên 30 tuổi (Hà Nội) được chuyển từ Bệnh viện Bạch Mai sang vào ngày 12/9.
Trước đó, ngày 6/9 nam thanh niên xuất hiện sốt cao, rét run, đau đầu, đau mỏi người, tự mua thuốc giảm sốt về uống nhưng không đỡ.
Ngày 9/9, nam thanh niên được đưa vào Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengune có dấu hiệu cảnh báo, rối loạn điện giải, được truyền dịch, bù điện giải nhưng bệnh đỡ ít và còn mệt nhiều.
Theo cơ quan y tế, Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đều đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai dốc sức cứu chữa nhưng không qua khỏi.
Theo PGS-TS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, 3 trường hợp tử vong chủ yếu do đến muộn, bệnh nhân có biểu hiện cảnh báo nặng như sốc, suy giảm thể tích máu cô đặc, suy đa phủ tạng.
Theo PGS-TS. Cường, có mấy điểm người dân cần lưu ý của mùa dịch sốt xuất huyết năm nay. Thứ nhất, sốt xuất huyết đến sớm hơn so với mọi năm và đang vào đỉnh dịch.
Dự kiến, tháng 10-11 tới, số ca nhiễm còn tăng hơn nữa. Năm ngoái, chúng ta trải qua vụ dịch và năm nay kế tiếp lại xảy ra dịch lớn ở phía bắc là điều bất thường. Chúng ta cần phải chuẩn bị ứng phó trong trường hợp dịch tăng và lan rộng.
Theo chuyên gia này, sốt xuất huyết có 4 tuýp và đặc điểm virus của năm 2023 không khác gì mọi năm. Tại bệnh viện, ghi nhận hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết ở những đối tượng thanh niên trẻ tuổi, nhưng cũng có nhiều người cao tuổi đến 93 đang nằm viện.
“Sốt xuất huyết năm nay chủ yếu ghi nhận người dân mắc tuýp 2, không có động lực hay đột biến sinh bệnh học virus. Tuy nhiên, 2 năm liền có vụ dịch sốt xuất huyết lớn thì chúng ta cần phải nghiên cứu thêm”, PGS-TS.Cường nói.
Đặc biệt, đa số người khỏe mạnh bình thường năm nay mắc sốt xuất huyết nhưng diễn biến rất nhanh. Các trường hợp tử vong đa số ở người trẻ do bệnh nhân đi khám tại một số cơ sở y tế nhưng có thể được cho về nhà theo dõi nhưng không theo dõi sát sao, khi đến viện đã muộn, một số triệu chứng diễn biến nhanh.
Bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, thông thường, trong ngày 1-3 của bệnh sẽ có biểu hiện sốt, nhưng giai đoạn nguy hiểm lại rơi vào ngày 4-7 nên người bệnh phải lưu ý có dấu hiệu cảnh báo sốt cao, đau bụng vùng gan, nôn, chảy máu chân răng, rong kinh, rong huyết, tụt huyết áp, chân tay lạnh, không ăn uống được.
Các bác sĩ khi khám người bệnh mắc sốt xuất huyết cần cần phát hiện sớm dấu hiệu nặng để chuyển tuyến, điều trị kịp thời vì sốc diễn biến nhanh, khó lường. Đa số ca nặng không chảy máu nhiều mà chủ yếu đi vào sốc.
Những cảnh báo cần thiết
Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới nhất về chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue. PGS-TS. Cường đặc biệt nhấn mạnh, có 2 cơ chế trong sốt xuất huyết.
Một là giảm tiểu cầu chảy máu. Nhưng cơ chế thứ 2 ít người biết và khó phát hiện đó chính là tình trạng thoát huyết tương ra khỏi lồng ngực dẫn đến hiện tượng cô đặc máu, tụt huyết áp đi vào sốc.
Hai cơ chế này không đi đôi với nhau. Có một số trường hợp sốc nhưng chưa hạ tiểu cầu mà chỉ chăm chăm thấy tiểu cầu hạ và lo lắng chảy máu.
"Nhưng cơ thể thoát huyết tương gây sốc khó chữa, khó theo dõi và điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế nhiều người không thấy xuất huyết nhưng rất có thể lúc này cơ thể bị cô đặc máu. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định dùng dung dịch cao phân tử hoặc truyền dịch chống sốc rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao”, bác sĩ Cường cảnh báo.
Các bác sĩ cảnh báo, các trường hợp vào viện nặng, tử vong do sốt xuất huyết chủ yếu rơi vào cơ chế sốc. Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh. Vì thế, người dân cần phải chú ý theo dõi sức khỏe khi có sốt, làm xét nghiệm hàng ngày xem chỉ số công thức máu.
Những trường hợp nhẹ điều trị tại nhà sau 5-7 ngày hết sốt, sẽ hồi phục sau 1-2 tuần. Những trường hợp có biểu hiện nặng, khoảng 5-10% ca bệnh có biểu hiện sốc phải điều trị kịp thời để hạn chế tử vong. “Việc người bệnh có cơ địa bình thường mắc sốt xuất huyết mà trong 5-7 ngày diễn biến thành sốc, tử vong rất khó chấp nhận”, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai nêu.
Chuyên gia này cũng lưu ý việc người dân truyền dịch tại nhà. Bệnh viện đã từng tiếp nhận ca bệnh nặng lên do đến muộn, suy đa tạng hoặc sốc do giảm thể tích, sốc do mất máu, sốc do truyền tiểu cầu.
Do đó, việc truyền dịch cần được thực hiện tại cơ sở y tế vì nếu chỉ số hemoglobin giảm, người bệnh cần được truyền dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch chứ không truyền dung dịch thường vì sẽ sốc hoặc bệnh nặng thêm do truyền dịch.
“Giai đoạn nào truyền dung dịch cao phân tử, giai đoạn nào truyền tiểu cầu, máu phải hết sức lưu ý. Nhân viên y tế phải cập nhật, điều trị sốt xuất huyết tại cơ sở chuyên khoa theo đúng hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế”, PGS-TS. Cương khuyến cáo.
Các tỉnh phía Bắc ghi nhận nhiều ca mắc sốt xuất huyết, Hà Nội cũng phát hiện hơn 72 ổ dịch với số ca nhiễm tăng mạnh trong một vài tuần gần đây.
Thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều, là mùa sinh viên nhập trường… nên nguy cơ sốt xuất huyết sẽ lan rộng. Do đó, bệnh nhân có cơ địa đặc biệt có bệnh nền như bệnh phổi, thận, ung thư hoặc phụ nữ mang thai phải theo dõi đặc biệt khi mắc bệnh.
TS-BS. Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cảnh báo, hệ lụy của truyền dịch không đúng không giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh mà còn khiến bệnh nặng hơn.
"Nếu người bệnh sốt cao trong những ngày đầu, kèm theo rối loạn nước, điện giải… nếu không truyền đúng các loại dịch đó sẽ làm cho rối loạn điện giải càng nặng hơn", đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nêu.
-
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu