-
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ
Thành tựu công nghệ mới
Vừa qua, tại Hội thảo Khoa học Tâm Anh 2023 chuyên đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế”, cá chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh - sọ não tại Việt Nam chính thức công bố và báo cáo ứng dụng robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive hiệu quả vượt trội trong phẫu thuật u não, xuất huyết não, bệnh lý thần kinh, tăng tối đa hiệu quả điều trị, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh.
Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân bằng robot. |
Đây là robot mổ não duy nhất tại Việt Nam được Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đưa vào hoạt động. Hiện trên thế giới có 10 nước ứng dụng robot này (đa phần là các nước Âu Mỹ).
Bác sĩ Chu Tấn Sĩ, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho hay, các bệnh lý thần kinh - sọ não như u não, u màng não, u tuyến yên, đột quỵ xuất huyết não, phù não… là những bệnh thuộc nhóm nguy hiểm nhất bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Việc phẫu thuật điều trị các bệnh lý này đặt ra cho nền y học thế giới nhiều thách thức lớn về hiệu quả và yêu cầu hạn chế tối đa di chứng hậu phẫu, bởi bộ não và hệ thần kinh trung ương chi phối gần như mọi chức năng của cơ thể từ đi lại, ngôn ngữ, thị lực đến tư duy, suy nghĩ, trí nhớ…
Di chứng có thể gặp của phẫu thuật thần kinh là làm tổn thương các bó sợi thần kinh hay mô não lành, khiến người bệnh bị yếu, liệt, thậm chí tàn phế sau phẫu thuật.
Đây là vấn đề cân nhắc lớn của mỗi phẫu thuật viên khi quyết định thực hiện 1 ca mổ, đôi khi họ không vượt qua được những lo lắng về di chứng mà chấp nhận “bó tay”.
Sự ra đời của robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật não. Trước đây, các phương pháp mổ não kinh điển như hệ thống định vị Navigation, kính vi phẫu… không thể thấy được các bó sợi thần kinh trước hoặc trong quá trình mổ, dẫn đến nguy cơ cao phạm phải, cắt đứt chúng hoặc làm tổn thương các mô não lành xung quanh. Hậu quả là có thể để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.
Robot Modus V Synaptive thế hệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở mức tinh vi, giúp khắc phục được các hạn chế nói trên. So với các phương pháp mổ não kinh điển, robot mang lại hiệu quả điều trị tối ưu với các ưu điểm vượt trội mà các phương pháp mổ não kinh điển không có.
Robot giúp cắt u tối đa, tránh biến chứng tối đa, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh nhờ không “cắt nhầm” bó sợi thần kinh và các vùng não quan trọng.
Từ đó, tránh tối đa nguy cơ yếu liệt tay chân, khó nói, giảm thị lực, tái xuất huyết não, giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, trí nhớ… - vốn là di chứng thường gặp với các kỹ thuật mổ kinh điển trước đây.
Người bệnh phục hồi nhanh: Sau phẫu thuật, người bệnh hồi phục nhanh, về nhà sớm nhờ bảo toàn tối đa các chức năng và xâm lấn tối thiểu (mở hộp sọ với diện tích nhỏ chỉ bằng 1/5 so với mổ kinh điển). Chi phí điều trị tiết kiệm hơn hàng chục lần so với mổ u não ở nước ngoài cùng công nghệ.
Cũng theo bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết, não và hệ thần kinh trung ương nằm trong hộp sọ là một cấu trúc kín, các khoảng trống trong hộp sọ gần như không có.
Việc tiếp cận vào não, phẫu thuật điều trị các bệnh lý liên quan thần kinh - sọ não đòi hỏi bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, tỉnh táo, đảm bảo chính xác, quyết đoán, với sự hỗ trợ đắc lực của các kỹ thuật, công nghệ chuyên dụng hiện đại để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
Các phương pháp mổ não kinh điển vẫn có thể lấy được khối u hay khối máu tụ, nhưng khi tiếp cận vào não, bác sĩ chỉ thấy khối u mà không thấy được các bó sợi thần kinh, nguy cơ cao phạm phải chúng dẫn đến các di chứng hậu phẫu nặng nề cho người bệnh. Robot giúp khắc phục được các hạn chế này.
Robot còn có khả năng nổi bật cho phép bác sĩ tiến hành mổ não trong lúc bệnh nhân tỉnh và giao tiếp được. Phương thức mổ tỉnh thường áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật xuất huyết não hoặc mổ vùng não chịu trách nhiệm chức năng vận động.
Khi đó, bác sĩ có thể giao tiếp, yêu cầu người bệnh thao tác khi cần để đảm bảo không làm tổn thương các dây thần kinh hay mô não lành tương ứng.
“Nhờ có robot mổ não Modus V Synaptive mà một bác sĩ phẫu thuật thần kinh với 30 năm kinh nghiệm như tôi mới thấy được các bó sợi thần kinh trong suốt quá trình mổ để tránh phạm vào”, bác sĩ Chu Tấn Sĩ cho biết.
Đặc biệt, robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo này phát huy hiệu quả tối ưu trong phẫu thuật các ca bệnh thần kinh - sọ não khó, nằm sâu trong não hoặc gần các cấu trúc quan trọng của não mà các phương pháp mổ thông thường khó hoặc không dám tiếp cận do nguy cơ biến chứng cao.
Nguy cơ cúm gia cầm bùng phát
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Tuy nhiên, giáo sư Walid Ammar - Chủ tịch Ủy ban Thẩm định ứng phó khẩn cấp của WHO, cho biết sự thiếu hụt về nguồn quỹ và nhân lực đã khiến thế giới phải đối mặt với nhiều tình trạng khẩn cấp hơn trước; trong đó có nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm
Người đứng đầu Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) Monique Eloit khuyến cáo, những dấu hiệu cho thấy có thể bùng phát một đợt cúm gia cầm cần phải được ghi nhận, vì nó có thể sẽ mang tới nhiều thiệt hại về vật nuôi, kinh tế, cũng như sức khỏe con người.
"Chúng ta đang thoát khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19, và mọi quốc gia đều đã phải trả giá đắt thế nào. Vì thế cần phải gấp rút hành động vì đại dịch sẽ là có thật nếu như đàn gia cầm không được bảo vệ chặt chẽ", bà Monique Eloit nói.
Trong một cuộc họp kéo dài 5 ngày, WOAH đã kêu gọi các quốc gia tập trung vào việc kiểm soát toàn cầu đối với cúm gia cầm độc lực cao.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ đối với con người do cúm gia cầm là thấp, nhưng các quốc gia vẫn phải chuẩn bị cho bất kỳ sự thay đổi nào (các biến thể virus).
Đứng trước những cảnh báo nguy hiểm, các quan chức y tế châu Âu và Mỹ kêu gọi khẩn trương hành động để chấm dứt sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Số liệu được đưa ra là virus H5N1 đã giết chết khoảng 208 triệu con chim trên khắp thế giới (kể từ khi được thống kê).
Bên cạnh đó, đã có ít nhất 200 trường hợp động vật có vú mắc cúm gia cầm được ghi nhận. Những con vật này nhiễm virus do ăn thịt những con chim chết hoặc bị nhiễm bệnh. Từ đó virus có thể tiếp tục biến đổi, thậm chí học cách lây nhiễm sang người.
Theo WHO, đã có khoảng 830 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người trong 20 năm qua, trong đó có 457 trường hợp tử vong.
Bà Sylvie Briand, Giám đốc Phòng, chống dịch bệnh và đại dịch của WHO cho biết, số ca H5N1 ở chim chóc, gia cầm và động vật có vú đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới, là tình trạng “rất đáng quan ngại”. Trong đó, H5N1 là một phân nhóm virus đáng lo ngại nhất nếu như nó lây sang người.
Những dấu hiệu cơ bản của bệnh cúm A/H5N1 ở người bao gồm: sốt cao liên tục trên 38 độ C; rét run, mệt mỏi, choáng váng đầu óc; đau ngực, tim đập nhanh; đau họng, ho thường, ho khan, ho có đờm.
Chỉ sau nửa ngày, các triệu chứng trở nên trầm trọng, suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái... cần phải được điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc do ăn phải nấm độc
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thông tin cho biết, Bệnh viện đang tiếp nhận một bệnh nhân bị ngộ độc nấm, có tiền sử bệnh nền, hiện đang hôn mê.
Theo đó, ngày 24/5, anh Y Đa Wit PRiêng ăn trúng nấm độc không rõ loại. Sau đó, anh có biểu hiện nôn ói, đau bụng nên nhập Bệnh viện huyện Cư Jút để điều trị.
Đến ngày 26/5, bệnh nhân được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên. Bước đầu, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nấm không rõ loại, nhiễm trùng tiêu hóa, tổn thương gan cấp, tổn thương thận cấp. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và suy thận.
Hiện bệnh nhân đang hôn mê, phải tiến hành thở máy qua nội khí quản; lọc máu; da và kết mạc mắt vàng sậm…
Tỉnh Đắk Lắk đang bước vào đầu mùa mưa nên các loại nấm sinh sôi nhiều. Nhiều người dân không phân biệt được nấm lành với nấm độc.
Hầu hết các loại nấm độc gây chết người có tác dụng chậm, từ 12- 24 giờ sau khi ăn mới xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Điều này gây khó khăn trong việc cứu chữa; triệu chứng ngộ độc xuất hiện càng muộn thì càng khó điều trị, nguy cơ tử vong cao.
Ngành Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm có màu sắc sặc sỡ. Đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
Các loại nấm mọc ở rẫy, rừng cần được kiểm chứng rõ nguồn gốc, tránh trường hợp ăn nhầm dẫn đến ngộ độc hoặc tử vong. Nấm tươi ăn được cũng nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát thì vẫn có thể gây ngộ độc.
-
TP.HCM: Kiểm tra công tác tiêm chủng vắc-xin sởi cho trẻ -
Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3