Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Tin mới về y tế ngày 3/6: Không chủ quan với đậu mùa khỉ; Covid-19 làm tăng nguy cơ tắc động mạch phổi
D.Ngân - 03/06/2022 10:13
 
Việt Nam tuy chưa ghi nhận ca đậu mùa dịch, nhưng vẫn cần giám sát chặt người về từ vùng dịch, người dân không nên có tâm lý hoang mamg, lo lắng song không được chủ quan.

Cả nước có 1.039 ca nhiễm Covid-19 mới

Tính từ 16h ngày 2/6 đến 16h ngày 3/6, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 1.039 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 46 tỉnh, thành phố, có 770 ca trong cộng đồng.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-73), Tây Ninh (-16), Điện Biên (-9). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Yên Bái (+22), Hà Nam (+18), Phú Thọ (+17).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 1.044 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.723.673 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.303 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay, số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.715.915 ca, trong đó có 9.483.989 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.198), TP. Hồ Chí Minh (609.474), Nghệ An (484.741), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).

9.146 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.486.806 ca. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 51 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 43 ca; thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca; thở máy không xâm lấn: 1 ca; thở máy xâm lấn: 3 ca; ECMO: 2 ca

Từ 17h30 ngày 2/6 đến 17h30 ngày 3/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.080 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49, tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 39.509.946 mẫu tương đương với 85.817.972 lượt người. Tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 221.658.034 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.560.991 liều: Mũi 1 là 71.479.837 liều; Mũi 2 là 68.793.130 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.054.764 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.413.566 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 312.576 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.476.752 liều: Mũi 1 là 8.939.022 liều; Mũi 2 là 8.537.730 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.620.291 liều: Mũi 1 là 4.126.975 liều; Mũi 2 là 493.316 liều.

Hà Nội ghi nhận 230 ca mắc Covid-19

Theo Sở Y tế Hà Nội, trong 24h thành phố ghi nhận 230 ca Covid-19.

Bệnh nhân phân bố tại 105 xã, phường, thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (21); Đông Anh (20); Hoàng Mai (19); Nam Từ Liêm (17); Đống Đa (17); Long Biên (17). 

Cộng dồn số mắc tính từ ngày 29/4/2021 cho đến nay là hơn 1,6 triệu ca; trong đó có 1.336 ca tử vong. Đây là ngày thứ 46 Hà Nội không có ca tử vong vì Covid-19.

Trên địa bàn thành phố còn gần 71.900 ca đang điều trị, theo dõi, trong đó có 110 ca điều trị tại bệnh viện. Số còn lại được theo dõi tại nhà. Trong 110 ca đang điều trị tại các bệnh viện, có 91 ca mức độ trung bình, 16 ca nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Không quá hoang mang vì đậu mùa khỉ

Theo WHO, trong đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ gần đây, từ ca bệnh đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5, tính đến nay, thế giới đã ghi nhận hơn 550 ca mắc tại 30 quốc gia ngoài Tây và Trung Phi. 

Việt Nam tuy chưa ghi nhận ca đậu mùa dịch nhưng vẫn cần giám sát chặt người về từ vùng dịch.

Đến nay, chưa ghi nhận ca tử vong do đậu mùa khỉ ngoài Tây và Trung Phi. Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc. Đại diện Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.

Ngày 1/6, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) thông tin bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan từ người này sang người khác ở Anh. Phần lớn trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Anh (132 trường hợp) đến từ thủ đô London.

Theo Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổ chức này đang tiến hành điều tra dịch tễ, song sự xuất hiện của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều nước cùng một thời điểm cho thấy căn bệnh này có thể đã lây lan trong một khoảng thời gian mà không được phát hiện.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế, có thể một thời điểm nào đó sẽ có ca bệnh xâm nhập. 

Do vậy, Việt Nam phải làm tốt biện pháp kiểm soát dịch ở các cửa khẩu biên giới, đặc biệt để ý tới những người đi từ vùng dịch về. 

Đồng thời cần chủ động phối hợp với WHO, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), và các tổ chức quốc tế khác để cập nhật thông tin về giám sát, điều tra ca bệnh, kỹ thuật chẩn đoán.

Ông Phu cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh đậu mùa khỉ. 

Còn WHO thì cho hay, các loại vắc-xin được phát triển nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa được cho là đạt hiệu quả tới khoảng 85% trong việc ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ, song đang xảy ra tình trạng thiếu hụt cung ứng vắc-xin.

Theo cảnh báo của WHO, bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc gần với ca mắc, do đó, tất cả mọi người đều cần phải thay đổi thái độ kỳ thị bởi điều này có thể ngăn cản người mắc bệnh tìm đến sự trợ giúp y tế, khiến việc ngăn chặn lây lan trở nên khó khăn. 

Trong trường hợp Việt Nam xuất hiện ca bệnh, theo PGS.TS.Trần Đắc Phu, không được để lây lan, có can thiệp sớm, cách ly người mắc kịp thời.

Y tế của nước ta hoàn toàn đáp ứng được nếu có dịch, vì bệnh triệu chứng nhẹ. Người dân không nên lo lắng quá, nhưng cũng không được chủ quan, lơ là.

Tuy đậu mùa đã được thanh toán từ nhiều thập kỷ trước, chưa phát hiện thấy có bệnh nhân đậu mùa khỉ, song nước ta vẫn lưu hành bệnh thủy đậu, Rona virus, bệnh phát ban có mọng nước… Vì vậy, người dân khi có các triệu chứng trên cần đến cơ sở y tế để thăm khám và loại trừ.

Hà Nội tăng nhẹ bệnh nhân Covid-19

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, ngày 2/6, trên địa bàn thành phố ghi nhận 238 ca Covid-19. Hiện còn 117 ca bệnh đang điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội.

Theo đó, trong 117 ca Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội, có 94 ca mức độ trung bình, 19 ca nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Cụ thể, 238 bệnh nhân phân bố tại 101 xã, phường, thị trấn thuộc 27/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông, Hoàng Mai, Đông Anh, Long Biên...

Như vậy, cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong hơn 1 năm qua, tính từ ngày 29/4/2021 đến nay là hơn 1,6 triệu ca, trong đó, có 1.336 ca tử vong. Đây là ngày thứ 45 Hà Nội không có ca tử vong do Covid-19.

Cũng theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, đến nay, trên địa bàn thành phố còn gần 76.800 ca đang điều trị, theo dõi (giảm hơn 1.200 ca so hôm qua), trong đó, có 117 ca điều trị tại bệnh viện (tăng gần 20 ca). Số còn lại được theo dõi tại nhà.

Covid-19 làm tăng nguy cơ tắc động mạch phổi

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), dựa trên số liệu của hơn 350.000 bệnh nhân mắc Covid-19 trong thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021, những người đã mắc Covid-19 có nguy cơ phát triển các cục máu đông nguy hiểm trong phổi cao hơn hơn 2 lần so với người chưa từng mắc.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng 20% người trưởng thành tuổi từ 18-64 và 25% người từ 65 tuổi trở lên gặp các vấn đề về sức khỏe có thể liên quan đến việc từng mắc Covid-19. 

Trong đó, nguy cơ phát triển các bệnh tắc mạch phổi nặng, tức là xuất hiện cục máu trong động mạch phổi gia tăng nhiều nhất. Bên cạnh đó là các triệu chứng về hô hấp như ho kinh niên hoặc khó thở.

Ù tai, suy giảm thính lực hậu Covid-19
Sau khi khỏi Covid-19, một số người có thể gặp một số vấn đề về thính lực như ù tai, nghe kém một hoặc cả hai bên tai, kèm theo chóng mặt, mất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư