-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Chủ động phát hiện lao sớm
Ngày 5/7, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao quốc gia phối hợp với các bên liên quan tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Đừng chậm trễ: Chiến thắng bệnh lao với xét nghiệm sinh học phân tử nhanh.
Các bác sĩ đang ghép thận cho bệnh nhi mắc suy tim. |
Theo Chương trình Chống lao quốc gia, năm 2022, có khoảng 1.200.961 người được sàng lọc lao, trong đó, phát hiện 19.337 (1,6% số sàng lọc) mắc lao, chiếm 18,8% tổng số bệnh nhân lao được thông báo năm 2022 (103.121 người mắc lao mới).
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hưng, Khoa Vi sinh và labo lao chuẩn quốc gia, Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh Y học và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, theo WHO, mỗi năm nước ta có tới 13.000 trẻ em mắc bệnh lao mới cần phải điều trị. Trong các thể lao ở trẻ em, 80% là lao phổi, chủ yếu là lao phổi AFB âm tính.
Trong khi đó, mỗi năm chương trình chỉ phát hiện và quản lý điều trị được từ 10-13% số ca lao trẻ em mắc mới, chủ yếu là lao ngoài phổi, trong đó lao hạch ngoại biên chiếm đa số. Như vậy, đa số trẻ em mắc lao phổi đã bị bỏ sót mà lý do chủ yếu có lẽ do cách tiếp cận chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em là chưa phù hợp.
Theo bác sĩ Hưng, các thể bệnh lao ở trẻ em thường có số lượng vi khuẩn ít tại nơi tổn thương, nên kết quả xét nghiệm vi khuẩn thường âm tính. Bởi vậy, việc chẩn đoán bệnh dựa vào kết quả xét nghiệm vi khuẩn sẽ bị hạn chế và các ca bệnh thường bị bỏ sót.
TS. Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, từ năm 2000 đến năm 2021, 74 triệu người nhiễm lao trên toàn thế giới đã được cứu sống và điều trị khỏi.
Phát hiện sớm, đặc biệt phát hiện lao chủ động không những cứu sống người bệnh mà còn ngăn chặn nguồn lây lan cho cộng đồng, giảm gánh nặng bệnh lao, giảm tỷ lệ tử vong.
Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị lao cần được tiến hành nhanh chóng. Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử là một bước đột phá quan trọng trong công tác chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
Xét nghiệm Xpert MTB/RIF Ultra thế hệ mới chạy trên hệ thống máy GeneXpert do Công ty Cepheid phát triển đã được WHO khuyến cáo sử dụng để chẩn đoán nhanh vi khuẩn lao và xác định tính kháng thuốc Rifampicin (RIF) một cách đơn giản với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Thời gian cho kết quả xét nghiệm nhanh, trong vòng 80 phút.
“Đây là kỹ thuật đơn giản, dễ tiếp cận, có độ nhạy, độ đặc hiệu cao trong việc phát hiện vi khuẩn lao và tính kháng thuốc, mang lại giá trị chẩn đoán chính xác, và đặc biệt là rút ngắn đáng kể thời gian trả kết quả so với các xét nghiệm truyền thống trước đây như xét nghiệm soi kính trực tiếp hoặc nuôi cấy vi khuẩn”, bác sĩ Lượng cho hay.
Ghép thận tự thân cho bé trai một tuổi suy tim nặng
M.K chào đời nặng 3kg, nhưng từ khi bé 5 tháng tuổi cho đến nay đã 12 tháng tuổi mà chỉ nặng 6,5kg. Ngoài triệu chứng không tăng cân bé không có biểu hiện gì bất thường nên gia đình không đưa đi khám.
Trước khi nhập viện, M.K xuất hiện ho, khò khè kèm sốt từng cơn, được gia đình đưa vào bệnh viện tuyến cơ sở điều trị. Tuy nhiên, tình trạng trẻ diễn biến nhanh, khó thở tăng dần và được đặt ống nội khí quản, chuyển tuyến tỉnh điều trị.
Tại đây, trẻ được chẩn đoán viêm phế quản phổi, suy tim, theo dõi bệnh cơ tim giãn. Sau 15 ngày thở máy trẻ được cai máy thở, sau đó thở oxy, điều trị kháng sinh, thuốc vận mạch, thuốc hạ áp phổi nhưng tình trạng của trẻ tiến triển chậm và trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Ngày 10/4, bé M.K nhập viện Khoa Nội Tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương. Thời điểm nhập viện trẻ tự thở, da môi kém hồng, được các bác sĩ tiến hành kiểm tra nguyên nhân cao huyết áp, suy tim. Kết quả siêu âm tim thấy thành tâm thất dày, chụp MSCT (chụp cắt lớp vi tính) phát hiện hẹp động mạch thận phải bẩm sinh.
TS. Nguyễn Thu Hương, Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bình thường, thận cần được cung cấp đủ máu để bảo đảm chức năng lọc bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa và điều hòa huyết áp.
Khi các động mạch thận bị hẹp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng máu giàu oxy tới thận. Lưu lượng máu tới thận giảm làm tăng huyết áp trên toàn bộ cơ thể và gây tổn thương nhu mô thận. Nếu không được điều trị kịp thời, thận phải của bé M.K sẽ có nguy cơ hỏng hoàn toàn.
Chiều ngày 21/4, sau hơn 10 ngày điều trị tại Khoa Nội tim mạch, nhận thấy trẻ toàn trạng ổn định, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn giữa các chuyên khoa Ngoại tiết niệu, Ngoại tim mạch, Thận và Lọc máu, chẩn đoán hình ảnh…, dưới sự chủ trì của TS.Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Sau khi hội chẩn các bác sĩ quyết định ghép tự thân thận để bảo tồn thận phải cho bệnh nhi.
Ths. Lê Anh Dũng, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương - người trực tiếp ghép thận cho bệnh nhi cho biết, ghép thận tự thân là phương pháp ghép thận cùng một cơ thể, lấy thận của người bệnh ghép lại cho chính họ.
Kỹ thuật này được áp dụng khi cần điều trị bảo tồn thận trong trường hẹp động mạch thận, teo hẹp niệu quản phức tạp, chấn thương cuống mạch máu thận.
Thận sẽ được lấy ra khỏi cơ thể người bệnh để phẫu thuật viên sửa lại các bất thường mạch máu và sau đó ghép lại mạch máu và niệu quản.
Ghép thận tự thân là giải pháp tối ưu khi thận bị tổn thương do chấn thương, tổn thương mạch máu, hẹp động mạch thận. Sau phẫu thuật, người bệnh không phải dùng thuốc thải ghép, thuốc điều trị ức chế miễn dịch, giảm chi phí điều trị.
Ca phẫu thuật diễn ra vào ngày 4/5, kéo dài 180 phút. 3 kíp mổ được huy động gồm kíp mổ lấy thận, kíp rửa thận và kíp ghép thận. Sau khi phẫu thuật đưa thận phải ra ngoài, các bác sĩ rửa thận và tạo hình động mạch thận bằng tĩnh mạch chậu ngoài làm rộng động mạch thận phải.
TS. Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp lấy thận, tạo hình động mạch thận và trồng lại các mạch máu thận vào vị trí mới cho biết, chúng tôi đã quyết định ghép thận của trẻ vào một vị trí hố chậu phải để có thể cấp máu đủ cho thận phải do động mạch chủ bị hẹp chỗ xuất phát của động mạch thận phải.
Cái khó nhất ở cuộc phẫu thuật này là phải tạo hình làm rộng động mạch thận do hẹp hoàn toàn (đường kính động mạch thận phải khoảng 1,5mm).
Ca ghép thận tự thân đã được thực hiện thành công. Thận ghép sau khi nối mạch máu đã tạo hình được cấp máu đủ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt trong phòng vô khuẩn tại Khoa Điều trị tích cực ngoại để kiểm soát các yếu tố nguy cơ như chảy máu, nhiễm trùng sau ghép thận…
Sau mổ sức khoẻ bé M.K ổn định, tự thở, tỉnh táo, huyết áp trở về bình thường và mọi chỉ số đều rất tốt, trẻ đã được xuất viện sau 10 ngày.
Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại được thực hiện thành công tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ca ghép thận tự thân đầu tiên được thực hiện vào năm 2012.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững