-
Khuyến cáo tiêm vắc-xin để phòng chống dịch bạch hầu -
Tổng giám đốc Vikoda bác bỏ quan điểm chữa ung thư bằng nước kiềm -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ -
Tự ý bó lá chữa gãy xương: Bài học từ ca bệnh thuyên tắc phổi nguy hiểm -
Công nghệ 3D giúp loại bỏ biến chứng cho bệnh nhân sau khi thay khớp háng
Nguy cơ của bệnh béo phì
GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thừa cân và béo phì là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau cả về định nghĩa và điều trị.
Bệnh nhân béo phì đang khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. |
Người bình thường chỉ số BMI 20-25 (chỉ số BMI là lấy cân nặng kg chia cho bình phương chiều cao, nếu người BMI dưới 20 là gầy, dưới 18,5 là bệnh gầy).
Khi thừa cân chỉ số BMI là 25-30, nếu béo phì chỉ số này trên 30. Người mắc bệnh béo phì là người có chỉ số BMI trên 40 và bệnh béo phì nặng BMI trên 50.
“Người châu Á có chỉ số BMI từ 27.5 trở lên là đã có nguy cơ rất cao. Tổ chức Y tế (WHO) khuyến cáo, với trường hợp có BMI từ 27.5 trở lên mà có các bệnh phối hợp thì phải can thiệp bằng phẫu thuật", GS. Trần Bình Giang cho biết.
Béo phì là mối đe dọa làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, kéo theo hệ lụy về các bệnh lý khác của người bệnh.
Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, ở những người béo phì những rối loạn về mặt chuyển hoá của cơ thể diễn ra rất sớm, rất nặng nề mà chúng ta không thể nhìn thấy được. Tử vong do béo phì bằng 3 lần ung thư đại tràng và ung thứ vú cộng lại.
GS. Trần Bình Giang đặc biệt khuyến cáo người thưa cân, béo phì không được dùng thuốc giảm cân được rao bán tràn lan trên mạng.
Đến nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới chỉ công nhận 2 thuốc được phép cho sử dụng trong béo phì, nhưng thuốc này cũng có quá nhiều tác dụng phụ.
Trước thực trạng trên, việc phẫu thuật chữa bệnh béo phì đã được các chuyên gia y khoa tính đến như một trong những phương pháp chữa bệnh khá chủ động và bền vững, có tác dụng làm giảm cân nặng điều trị các bệnh phối hợp với béo phì rất hiệu quả.
Hiện nay, Bệnh viện Việt Đức thực hiện nhiều phương pháp phẫu thuật chữa béo phì như đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi, phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua nội soi.
Và gần đây là phẫu thuật nội soi cắt dạ dày hình ống có nhiều ưu điểm hơn, tỷ lệ tử vong thấp hơn và đang được áp dụng nhiều ở Mỹ. Tất cả các phẫu thuật đều dựa trên nguyên lý đơn giản là giảm hấp thu thức ăn vào cơ thể khi dạ dày đã được thu nhỏ.
GS. Trần Bình Giang cho biết Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là cơ sở đầu tiên trong cả nước thực hiện phẫu thuật điều trị béo phì từ năm 2005.
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đã phẫu thuật được cho khoảng 300 ca béo phì. Qua theo dõi các trường hợp phẫu thuật béo phì tại bệnh viện, các kết quả đánh giá cho thấy cân nặng trung bình của mỗi người sau phẫu thuật một năm giảm khoảng 35kg. Đặc biệt, có bệnh nhân giảm được gần 100 kg.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, đối với phẫu thuật điều trị béo phì là điều trị đa mô thức. Không phải chỉ có một việc điều trị phẫu thuật, mà kèm theo đó là việc theo dõi lâu dài, có vật lý trị liệu, cũng như cần có chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn chế độ ăn để sau phẫu thuật giảm béo đảm bảo sức khoẻ.
“Tại Bệnh viện đã thành lập một ê kíp gồm chuyên gia phẫu thuật, chuyên gia gây mê, chuyên gia dụng cụ viên, chuyên gia dinh dưỡng… có như vậy mới có thể mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho bệnh nhân phẫu thuật điều trị béo phì", lãnh đạo Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết thêm.
Đã có 40 người tử vong vì bệnh dại
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao trên thế giới, trung bình mỗi năm toàn thế giới có 60 nghìn ca tử vong do bệnh dại.
Tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2021, trung bình mỗi năm có 76 người tử vong. Năm 2022, dịch bệnh xuất hiện và tăng cao đột biến ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại.
Như tỉnh Bến Tre có 12 ca tử vong do dại (tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021), tỉnh Kiên Giang có năm ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 ghi nhận một ca) và tỉnh Gia Lai có bốn ca tử vong (cùng kỳ năm 2021 không ca tử vong).
Tính từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 40 trường hợp tử vong do bệnh dại. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do dại trên người chủ yếu là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng vắc-xin.
Về gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.
Theo báo cáo của ngành thú y, từ đầu năm đến nay, tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại mới đạt khoảng 40% tổng đàn chó, mèo.
Trong khi đó, để ngăn chặn bệnh dại lây sang người cần đạt tỷ lệ tiêm phòng trên động vật ít nhất 70% trong hai năm liên tiếp.
PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế cho rằng, để phòng bệnh cần tập trung tuyên truyền và vận động người dân đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc-xin dại kịp thời;
Tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người, động vật, nhất là không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.
Ngành Y tế tăng cường tiếp cận của người dân với vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại trên người, đồng thời mở rộng, tăng cường các điểm tiêm vắc-xin phòng dại để bảo đảm ít nhất một huyện, thị xã có một điểm tiêm.
Đối với các địa phương có nguy cơ cao, thành lập thêm các điểm tiêm vắc-xin phòng dại tại tuyến xã để tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại sau phơi nhiễm (nếu cần thiết).
Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố xem xét miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí tiêm vắc-xin phòng dại sau phơi nhiễm cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người tham gia phòng, chống dịch dại ở những vùng có nguy cơ cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh công tác giám sát và xử lý ổ dịch dại trên động vật, kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để chủ động phòng, chống lây nhiễm sang người.
Tuyên truyền cho người nuôi chó, mèo các biện pháp bảo đảm an toàn cho người ở các khu vực công cộng, tránh để trường hợp chó cắn người gây hậu quả nghiêm trọng; lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật để tăng tỷ lệ bao phủ vắc-xin ít nhất 70% tổng đàn trên địa bàn.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ vắc-xin phòng dại cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa kỹ vết thương bằng nước và xà-phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà-phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch, đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn;
Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương; đồng thời đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa dại.
100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch
Phát biểu tại Đại hội Tim mạch lần thứ 18 vừa qua, đại diện Bộ Y tế cho biết, mỗi năm trên thế giới, bệnh lý tim mạch cướp đi 18,6 triệu sinh mạng, chiếu hơn 44% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch. Các yếu tố như hút thuốc lá, bia, rượu, ăn uống, ít vận động thể lực…đều là nguy cơ làm gia tăng bệnh lý tim mạch.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam, Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam thông tin thêm, ngày nay, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Cụ thể, trước năm 1900, bệnh lý nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong chính, trong khi chết do tim mạch chỉ khoảng dưới 10% các nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 21, tử vong do tim mạch ước tính khoảng 17,9 triệu người trên toàn thế giới và chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong. Điều đáng lo ngại là tổng số chết do các bệnh tim mạch vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình - thấp.
Còn theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội tim mạch, các yếu tố làm gia tăng bệnh tim mạch cũng ngày càng tăng. Như với huyết áp, con số 25% dân số mắc bệnh tăng huyết áp là rất lớn, với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành lại có một người bị tăng huyết áp.
Đáng lo hơn, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động.
Tuy vậy có đến 50% người bệnh bị tăng huyết áp nhưng không hề biết. Trong số 50% còn lại biết bệnh, chỉ một nửa là điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp.
Trong khi đó, đa phần bệnh tim mạch có thể phòng ngừa nhờ thực hiện lối sống khỏe mạnh bao gồm ăn uống, luyện tập, tránh thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều; khám sức khỏe định kỳ biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu…
Đặc biệt phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ đi kèm khác để có phương án điều trị kịp thời nhằm tránh các biến cố tim mạch cũng như tránh tái phát (nếu đã bị).
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mỗi người không kiểm soát các yếu tố gây bệnh lý tim mạch sớm và hệ lụy để lại rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ngoài ra, nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ.
Hiện nay, bệnh tim mạch vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất, chi phí chăm sóc điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến tim mạch, số bệnh nhân mắc bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy hầu hết bệnh tim mạch đều phòng ngừa và điều trị hiệu quả thông qua việc điều chỉnh lối sống có hại cho sức khỏe như bỏ hút thuốc lá, chế độ ăn lành mạnh, tăng cường tập luyện thể lực và không lạm dụng rượu bia.
PGS Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh phòng bệnh lý tim mạch phải là quá trình xuyên suốt bởi ai cũng có thể bị bệnh tim mạch.
Phòng bệnh tim mạch bao gồm nâng cao nhận thức của mỗi người dân trong thực hiện lối sống khỏe mạnh, đến việc khám sức khỏe định kỳ để biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu…
Người đã bị bệnh tim mạch hoặc nguy cơ cao bị bệnh tim mạch (khi có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid) cần được đánh giá sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh và dùng thuốc phù hợp.
-
Hà Nội: Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội -
Tin mới y tế ngày 26/11: Bộ Y tế yêu cầu xử lý triệt để dịch bạch hầu -
Bốn ca tử vong, dịch cúm A nguy hiểm thế nào? -
Dịch sởi đang tăng, nhiều tỉnh, thành phố chưa đạt yêu cầu về tiêm chủng vắc-xin -
Dịch sởi tăng cao, nhiều ca bệnh chưa tiêm vắc-xin -
Những điểm mới nhất về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ năm 2025 -
Tin mới y tế ngày 25/11: Bộ Y tế quy định giá giường bệnh dịch vụ
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử