-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Hơn 150.000 người khám, cấp cứu dịp Tết
Thống kê của ngành Y tế cho hay, từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/2/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày Mùng 02 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Bộ Y tế ghi nhận báo cáo về 6 ổ dịch Sốt xuất huyết mới gồm: 3 ổ dịch tại 3 tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang và An Giang ghi nhận ngày 8/2/2024), 3 ổ dịch tại 2 tỉnh: (An Giang: 2 ổ dịch và Đồng Tháp: 1 ổ dịch ghi nhận ngày 11/02/2024).
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố thì tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu: 151.268 người, tăng 4,5% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. |
Với tay chân miệng, cả nước ghi nhận 84 trường hợp mắc được báo cáo.
Dịch Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ, bệnh sởi, cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), MERS-CoV không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh trên được báo cáo trên phạm vi cả nước.
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố thì số bệnh nhân đang điều trị sau 3 ngày Tết là 109.840 người, tăng 14,7% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu: 151.268 người, tăng 4,5% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. Tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú: 61.389 người, tăng 1,0% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Tổng số ca phẫu thuật các loại: 7.291 ca phẫu thuật cấp cứu, tăng 3,3% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023; trong đó số ca phẫu thuật cấp cứu là 1.908 ca, tăng 11% so với năm 2023.
Tổng số ca đỡ đẻ, mổ đẻ thành công: 7.680, tăng 9,6% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023. Tổng số bệnh nhân ra viện: 73.092 bệnh nhân, tăng 8,2% so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023.
Tính từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/02/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày Mùng 2 tháng Giêng năm Giáp Thìn), có tổng cộng 9.920 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, giảm 14,4% so với cùng kỳ Tết Quý Mão năm 2023. Số lượng ca khám, cấp cứu tai nạn giao thông chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu.
Số trường hợp phải nhập viện: 4.787 trường hợp (chiếm 48,3% tổng số ca), tăng 9,6% so với Tết Quý Mão 2023.
Có 67 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, giảm 17 ca (20,2%) so với Tết Quý Mão 2023.
Tai nạn do pháo nổ, chất nổ: Tính từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/2/2024 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến ngày mùng 2 tháng Giêng năm Giáp Thìn) đã có 453 trường hợp khám, cấp cứu do Pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, không có trường hợp tử vong.
Có 55 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, 24 trường hợp phải nhập viện điều trị theo dõi.
Theo Bộ Y tế, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân. Tai nạn liên quan đến giao thông giảm mạnh cả số khám, số nặng chuyển tuyến trên và số ca tử vong, Tai nạn do pháo nổ tăng so với Tết Quý Mão 2023.
Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm toàn quốc và các phương tiện thông tin đại chúng, từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/02/2024, trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đã được toàn ngành y tế, các địa phương và cơ quan chức năng chủ động triển khai nghiêm túc, quyết liệt, góp phần kiểm soát tình hình an toàn thực phẩm, đặc biệt các vụ ngộ độc thực phẩm và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cho cộng đồng.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc; quản lý giá cả; kiểm tra chất lượng, và cung cấp thông tin công khai, đồng thời phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo việc thực thi các quy định liên quan đến thuốc để đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp tết dương lịch và tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Từ đầu kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán đến ngay, Bộ Y tế không nhận được thông tin, phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc trên toàn quốc
Cảnh giác với bệnh do virus RSV
Mùa đông - xuân là thời điểm virus hợp bào hô hấp (RSV) rất dễ lây lan, gây thành dịch; nhất thời điểm Tết và mùa lễ hội, nhu cầu người dân đi lại, du xuân, đến các đám đông tăng cao.
Các chuyên gia cảnh báo, hiện đang trong dịp Tết và mùa lễ hội, người dân đi chơi, đi du xuân đến các đám đông khiến nguy cơ lây lan các dịch bệnh rất cao; trong đó có bệnh do virus RSV gây bệnh đường hô hấp.
Theo các chuyên gia y tế, cũng giống như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, virus RSV có thể lây lan qua các giọt bắn có chứa virus từ người bệnh qua ho, hắt hơi…; qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng; khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn...
Các đối tượng nhiễm virus RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng bao gồm: Trẻ sinh non; trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh; trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch;
Người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên; người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS.
Bác sĩ khuyến cáo, để tránh lây lan virus RSV, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác...
Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh.
Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi. Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động...
Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng. Khi thấy trẻ có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp cần đưa ngay để cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, trong dịp Tết và mùa lễ hội nhiều dịch bệnh đường hô hấp có thể lây lan; người dân đi lại, tham gia các lễ hội đông người cần đeo khẩu trang để đảm bảo tránh lây lan các dịch bệnh qua đường hô hấp.
Đặc biệt, với những người dân có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán kịp thời và có biện pháp phòng bệnh lây lan.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững