
-
Bệnh nhân mạn tính được “giải phóng” nhờ chính sách cấp thuốc dài ngày
-
Biến thể mới lan nhanh ở Thái Lan, Việt Nam chủ động ứng phó dịch Covid-19
-
Khơi dậy, phát huy giá trị, tinh hoa của y học cổ truyền Việt Nam
-
Đầu hè, bệnh nhân da liễu tăng mạnh
-
Tin mới y tế ngày 12/5: Tôn vinh điều dưỡng - Trụ cột âm thầm giữ gìn sức khỏe cộng đồng -
Nguy hiểm khôn lường khi người dân tự ý tiêm khớp
Nhồi máu cơ tim ở tuổi 33
Anh L. (33 tuổi), béo phì độ 2, thường xuyên bị đau nhói ngực trái nhưng chủ quan không đi khám. Đến khi cơn đau lan ra tay trái, dưới cằm và kèm theo vã mồ hôi giữa đêm, anh mới nhập viện cấp cứu. Kết quả thăm khám tại viện xác định anh bị nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên (Nstemi).
Trước đó, anh L. nhiều lần cảm thấy tức ngực nhưng nghĩ không nghiêm trọng. Gần đây, các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn, nhưng anh vẫn cố chịu đựng. Khi đến viện, điện tâm đồ cho thấy dấu hiệu tổn thương tim, nguyên nhân do động mạch liên thất trước hẹp đến 99%, tình trạng có thể dẫn đến đột tử nếu không xử lý kịp thời.
Bác sỹ Nguyễn Xuân Vinh, Trung tâm Tim mạch Can thiệp, cho biết Nstemi là dạng nhồi máu cơ tim nguy hiểm không kém Stemi nhưng ít biểu hiện điển hình, dễ bị bỏ qua. Tình trạng này xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn một phần, làm giảm lưu lượng máu nuôi tim, gây tổn thương cơ tim.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Anh L. có nhiều yếu tố nguy cơ: béo phì (BMI 35,4), ít vận động, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim (bố và anh trai đều từng nhồi máu cơ tim). Đây là những nguyên nhân góp phần đẩy nhanh quá trình xơ vữa mạch máu, dẫn đến tắc hẹp và nhồi máu cơ tim.
Bệnh nhân được can thiệp cấp cứu bằng phương pháp đặt stent động mạch vành. BS.CKII Nguyễn Văn Dương cùng ê-kíp đã tiến hành nong mạch, sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp quang học nội mạch (OCT) để hỗ trợ đặt stent kích thước 3.0×28 mm. Sau 30 phút, dòng máu được tái thông, bệnh nhân cảm thấy nhẹ ngực, dễ thở, nhịp tim ổn định và xuất viện sau 5 ngày.
Bác sỹ Dương cảnh báo nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm tuổi 30–34 là 12,9/1.000 ở nam và 2,2/1.000 ở nữ. Một số ca còn xảy ra ở người dưới 30 tuổi.
Triệu chứng ở người trẻ thường không điển hình, dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa hoặc mệt mỏi thông thường. Cảm giác đau tức ngực, đau lan ra cổ, tay, lưng, kèm mệt mỏi, khó thở, vã mồ hôi… đều là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám ngay.
Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhồi máu cơ tim có thể gây biến chứng nặng như rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm màng ngoài tim cấp hoặc đột tử. Để phòng bệnh, bác sỹ khuyến cáo nên khám tim mạch định kỳ, đặc biệt với người có yếu tố nguy cơ như thừa cân, hút thuốc, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, không hút thuốc, tập thể dục thường xuyên, kiểm soát căng thẳng – là cách tốt nhất để bảo vệ trái tim, đặc biệt ở người trẻ.
Tưởng ngộ độc thực phẩm, bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Bà P. (60 tuổi) nhập viện vì đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, nghĩ do ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, sau thăm khám và nội soi tại Bệnh viện bà bất ngờ được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng.
Kết quả nội soi cho thấy có khối u dạng vòng nhẫn, thâm nhiễm cứng gây bán tắc lòng trực tràng. Hình ảnh MRI 3 Tesla ghi nhận đoạn ruột dày không đều tại vị trí nối giữa trực tràng và đại tràng sigma (dày 12 mm), tổn thương lan rộng trên 30 mm, chiếm toàn bộ chu vi ống tiêu hóa và gây hẹp lòng đại tràng.
Ths.Ngô Hoàng Kiến Tâm, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa cho biết, người bệnh có tiền sử táo bón kéo dài nhưng không điều trị, chỉ đến khi xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa cấp tính mới đi khám. Bà được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại trực tràng chứa khối u, đồng thời nạo vét hạch để ngăn ngừa nguy cơ khối u lan rộng, gây tắc ruột, chảy máu hoặc di căn.
Trong quá trình mổ, bác sỹ ghi nhận u trực tràng có kích thước khoảng 5 cm, không phát hiện nốt di căn. Phẫu thuật cắt ngang trực tràng phía dưới khối u 4 cm, đưa đoạn đại tràng và khối u ra ngoài qua đường mổ nhỏ dưới rốn, tiếp tục cắt thêm 15 cm từ bờ trên khối u. Toàn bộ đoạn trực tràng lấy ra dài 25 cm.
Sau khi kiểm tra khả năng nuôi máu bằng thuốc nhuộm huỳnh quang ICG, bác sĩ tiến hành nối lại đại tràng với trực tràng bằng máy nối. Sau mổ, sức khỏe bà Phương hồi phục tốt, có thể ăn thức ăn lỏng sau 2 ngày và xuất viện sau 5 ngày.
Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bà mắc ung thư biểu mô tuyến xâm nhập thể thông thường biệt hóa vừa, giai đoạn 3A. 15 hạch được lấy ra không có tế bào ung thư. Bệnh nhân hiện tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Ung bướu.
Theo bác sỹ Tâm, ung thư biểu mô tuyến xâm nhập là dạng nguy hiểm vì tế bào ung thư đã vượt qua lớp niêm mạc trực tràng và xâm lấn sâu hơn. Nếu không được phát hiện sớm, khối u có thể di căn sang các cơ quan khác.
Số liệu từ Globocan (Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế) cho thấy, năm 2022, Việt Nam ghi nhận 16.800 ca mắc mới ung thư đại trực tràng, xếp thứ 4 trong các loại ung thư phổ biến. Tử vong do bệnh này đứng thứ 5 với 8.400 trường hợp.
Ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh có thể gây táo bón kéo dài, đau bụng, máu trong phân, sụt cân không rõ nguyên nhân, thay đổi thói quen đi tiêu hoặc cảm giác đi tiêu không hết.
Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị triệt để bằng phẫu thuật loại bỏ khối u. Trường hợp ung thư còn khu trú ở lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, bác sỹ có thể can thiệp bằng các kỹ thuật ít xâm lấn như cắt hớt niêm mạc qua nội soi (EMR) hoặc phẫu thuật nội soi bóc tách dưới niêm mạc (ESD), giúp bảo tồn chức năng tiêu hóa.
Bác sỹ khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư đường tiêu hóa đặc biệt sau tuổi 45, hoặc sớm hơn nếu có yếu tố nguy cơ. Các hệ thống nội soi hiện đại như Olympus Evis X1 CV1500, Fujifilm 7000 cho hình ảnh 4K sắc nét, độ phóng đại lớn, tích hợp công nghệ nhuộm màu hiện đại, giúp phát hiện tổn thương sớm và chính xác hơn.
9 người trong gia đình cùng mắc bệnh thận di truyền
Bà P.T.Tr. (60 tuổi) cùng bốn anh chị em ruột từng phải chạy thận do mắc bệnh thận đa nang - một dạng bệnh thận di truyền nguy hiểm. Hai trong số đó đã qua đời, hai người đang điều trị nội khoa. Mới đây, hai người con của bà cũng được chẩn đoán mắc cùng bệnh lý này.
Bà Tr. đến khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu -Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để chạy thận định kỳ. Các y bác sỹ tại đây đều biết rõ hoàn cảnh đặc biệt của bà: gia đình có đến 9 người cùng mắc bệnh thận đa nang, trong đó 4 người đã chuyển sang suy thận mạn giai đoạn cuối, phải lọc máu để duy trì sự sống.
Bệnh bắt đầu từ mẹ bà Tr., người đã qua đời vào năm 1990 do thận đa nang. Sau đó, sáu trong số chín anh chị em của bà được chẩn đoán mắc cùng bệnh.
Thời gian trôi qua, bốn người chuyển sang suy thận giai đoạn cuối, trong đó hai người đã mất vào năm ngoái. Bà Tr. hiện điều trị tại Bệnh viện Tâm Anh, trong khi một người em đang lọc máu tại cơ sở khác. Hai người còn lại đang được điều trị nội khoa để duy trì chức năng thận, chưa cần lọc máu.
Gần đây, hai người con của bà cũng phát hiện mắc bệnh, dù hiện tại chỉ cần theo dõi định kỳ và kiểm soát tốt chức năng thận. Theo BS.CKI Mạch Thị Chúc Linh, khoa Nội thận - Lọc máu, bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bệnh thận đa nang (Polycystic Kidney Disease - PKD) là bệnh di truyền phổ biến, do đột biến gen gây ra, khiến trong thận hình thành hàng trăm, hàng ngàn nang chứa dịch. Dù là u lành, các nang này lớn dần theo thời gian, gây biến dạng thận, làm suy giảm chức năng thận, thậm chí dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.
Người bệnh có thể kèm theo các vấn đề khác như tăng huyết áp, u nang gan, phình động mạch não, hoặc đau lưng, đau bụng nếu kích thước nang lớn. Trường hợp gia đình bà Tr. là điển hình khi bệnh được phát hiện từ tuổi 25–30 và đến tuổi 55–60 đã mất gần như toàn bộ chức năng thận.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và Thận (Mỹ), bệnh thận đa nang ảnh hưởng đến khoảng 500.000 người tại Hoa Kỳ, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủng tộc.
Hiện chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh thận đa nang. Tuy nhiên, theo bác sĩ Linh, nếu được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt và làm chậm tiến triển đến suy thận bằng thuốc, thay đổi lối sống và điều trị huyết áp tích cực.
Mục tiêu điều trị là duy trì huyết áp dưới 120/80 mmHg, giảm ăn mặn, hạn chế đạm, uống đủ nước, không hút thuốc, duy trì cân nặng, tập thể dục nhẹ nhàng và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên theo dõi chức năng thận, định kỳ kiểm tra huyết áp và tầm soát các biến chứng liên quan.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu trong gia đình có người mắc thận đa nang, đặc biệt là cha mẹ ruột, các thành viên còn lại nên được tầm soát bệnh từ sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.

-
Tin mới y tế ngày 15/5: Dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim dễ bị bỏ qua -
Biến thể mới lan nhanh ở Thái Lan, Việt Nam chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Thực phẩm giả đang lan rộng, cần hành động quyết liệt -
Tin mới y tế ngày 14/5: Y học Việt Nam tiệm cận trình độ quốc tế nhờ robot phẫu thuật -
Khơi dậy, phát huy giá trị, tinh hoa của y học cổ truyền Việt Nam -
Tỷ lệ thuốc kém chất lượng giảm, nhưng dược liệu và đông y vẫn đáng lo ngại -
Tin mới y tế ngày 13/5: Công nghệ hỗ trợ sinh sản mang đến hy vọng mới
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị
-
Sự kiện mở bán Anlac Green Symphony: Bản giao hưởng xanh đánh thức 5 giác quan
-
Một nhà máy điện phân nhôm ở Đắk Nông lên kế hoạch tuyển 1.000 lao động
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng