
-
Ngày Gia đình Việt Nam: Mang hy vọng đến cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn
-
Mối nguy từ dịch sốt xuất huyết ngày càng phức tạp
-
Tin mới y tế ngày 28/6: Ngăn chặn lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế
-
Vào hè, báo động tai nạn thương tích ở trẻ em
-
Hiến ghép tạng: Cần cú hích đột phá để cứu thêm nhiều cuộc đời -
Tin mới y tế ngày 27/6: Cậu bé 12 tuổi hồi sinh kỳ diệu nhờ các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 17/4/2024 ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
![]() |
Chăm sóc cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương. |
Thông báo nêu, để có thể đạt mục tiêu cơ bản chấm dứt dịch bệnh lao vào năm 2030 yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế, các Bộ, ngành, cơ quan ở trung ương và địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông, cung cấp kịp thời, chính xác tình hình, các biện pháp phòng, chống và khả năng tiếp nhận điều trị người bệnh mắc lao để nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng, chống và điều trị bệnh lao.
Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao cho giai đoạn mới. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Bên cạnh đó, đưa báo cáo công tác phòng, chống lao vào báo cáo tình hình kinh tế - xã hội định kỳ hàng tháng của Bộ Y tế; cập nhật nội dung về thực trạng, các vấn đề về dân số, phòng, chống bệnh lao vào báo cáo kinh tế - xã hội gửi Quốc hội để đề xuất với Quốc hội về nguồn lực, chính sách triển khai.
Đồng thời, Bộ Y tế dự thảo nội dung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường phòng, chống bệnh lao, trên cơ sở đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao cho giai đoạn mới.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích cán bộ, nhân viên y tế tham gia và bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao; nghiên cứu kết hợp tây y, đông y và y học cổ truyền trong điều trị bệnh lao.
Bộ Y tế sớm có kế hoạch làm việc với 12 địa phương chưa có bệnh viện chuyên khoa lao để thống nhất mô hình và ưu tiên nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống và điều trị bệnh lao; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ nghiên cứu đề xuất đề án mô hình tổ chức phòng, chống bệnh lao phù hợp (thành lập khoa, bệnh viện liên vùng,...) trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2024; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống bệnh lao, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2024.
Bộ Y tế chỉ đạo Chương trình phòng, chống bệnh lao, Bệnh viện Phổi Trung ương tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ xét nghiệm, phát hiện nhanh, huy động các nguồn kinh phí viện trợ để triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Lao.
Cùng với đó, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương rà soát các đối tượng chưa có thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn, nhất là các đối tượng được chẩn đoán xác định mắc lao để có giải pháp cho các đối tượng này được hưởng bảo hiểm y tế, tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế cho mọi bệnh nhân lao; thực hiện đấu thầu tập trung để bảo đảm có đủ thuốc, vật tư, hóa chất cho công tác phòng, chống bệnh lao.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương nghiên cứu, xây dựng kế hoạch điều tra hiện mắc lao toàn quốc vào năm 2025 để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng, chống bệnh lao phù hợp, hiệu quả, tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2030; phối hợp với Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh lao phù hợp, hiệu quả cho các đối tượng đang quản lý tại trại giam, tạm giam, nhà tạm giữ và trong các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở tâm thần, cơ sở bảo trợ xã hội...
100% cơ sở y tế triển khai khám bệnh bằng bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip
Thông tin từ cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho hay, hiện đã có 100% cơ sở y tế triển khai khám bệnh bằng bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip.
Theo đó về kết nối, chia sẻ dữ liệu và sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Hệ thống đã xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp với trên 77 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giải quyết 799.432 hồ sơ đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 9.879 hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng mai táng phí.
Cùng đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tiếp nhận từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia để xác nhận và trả quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp cho 409.875 trường hợp phục vụ giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Đối với dịch vụ công "Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần (thuộc nhóm áp dụng thí điểm xác thực chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động để phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến): Đến nay, toàn Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận 104 hồ sơ phát sinh, trong đó có 73 hồ sơ hợp lệ.
Trên toàn quốc có 1.249 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, với 2.731.714 dữ liệu được gửi; có 1.618 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy chứng sinh, với 1.122.681 dữ liệu được gửi; 644 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy báo tử, với 12.132 dữ liệu được gửi.
Việc liên thông giấy khám sức khỏe lái xe qua hạ tầng của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giúp người dân có thể đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy phép lái xe hoàn toàn trực tuyến (trước đây người dân buộc phải đến nơi cấp giấy phép lái xe để nộp bản giấy của giấy khám sức khỏe lái xe).
-
Hiến ghép tạng: Cần cú hích đột phá để cứu thêm nhiều cuộc đời -
Tin mới y tế ngày 27/6: Cậu bé 12 tuổi hồi sinh kỳ diệu nhờ các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai -
“Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” bị điểm tên vì quảng cáo sai phép thực phẩm chức năng -
Nguy cơ ung thư, tim mạch từ dầu ăn chế biến không minh bạch nguồn gốc -
Sàng lọc di truyền: Chìa khóa cho thế hệ khỏe mạnh -
Tăng cường tiếp cận y tế cho nhóm yếu thế qua mô hình “bác sỹ cho mọi nhà” -
Long Châu tiên phong kiểm tra kép, đảm bảo an toàn thực phẩm cho cộng đồng
-
1 Huy động 50.600 tỷ đồng vốn tư nhân để xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM
-
2 Quốc hội quyết định lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
-
3 Quốc hội chính thức luật hóa Nghị quyết 42, “chốt” quyền thu giữ tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng
-
4 Vingroup được cấp phép khoan khảo sát địa chất dự án metro nối trung tâm TP.HCM với Cần Giờ
-
Gỡ “nút thắt” cho ngành môi giới bất động sản, Meey Group tiếp tục được vinh danh tại VARS Awards 2025
-
Uuviet Solutions và Innoci tại Vietbuild 2025: Hành trình tái định nghĩa phong cách sống với phòng tắm chuẩn 5 sao
-
Bệ phóng thành công - Cú hích bứt tốc: Yên Bình K-Town vào Giai đoạn 2 với khí thế “chiến binh”
-
Tôn vinh doanh nghiệp xanh và đổi mới sáng tạo tiêu biểu năm 2025
-
VPBank ghi dấu ấn truyền thông và tăng trưởng kinh doanh mạnh mẽ với VPBank K-Star Spark in Vietnam
-
Nagakawa (NAG): 16 năm đồng hành kiến tạo giá trị cùng HNX