-
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện -
Điểm đến đáng tin cậy dành cho bệnh nhân tim mạch -
Tăng tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin trong bối cảnh dịch sởi đang phức tạp -
Bệnh ung thư da đang có xu hướng gia tăng
Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2
Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ được thành phố Hà Nội triển khai trong ngày 1 - 2/12, uống vét ngày 3 - 4/12.
Hà Nội đồng loạt triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2024 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi. Chiến dịch này sẽ diễn ra trong ngày 1-2/12 và uống vét từ ngày 3-4/12. |
Theo thống kê, toàn thành phố có 380.944 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi bổ sung vitamin A tại 1.612 điểm uống. Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ được uống bổ sung vitamin A.
Ngay trong ngày đầu tổ chức chiến dịch, 3 đoàn giám sát của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A tại 30 quận, huyện, thị xã.
Trong ngày đầu tiên triển khai chiến dịch, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai cho trẻ uống vitamin A tại 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Đoàn kiểm tra số 3 do ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm trưởng đoàn đã kiểm tra, giám sát tại các điểm uống vitamin A trên địa bàn quận Thanh Xuân và huyện Thanh Oai.
Tại buổi kiểm tra thực tế tại các điểm uống, ông Vũ Cao Cương đánh giá cao công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng cho công tác triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A tại đây.
Các bàn đón tiếp, uống vitamin và tư vấn được bố trí hợp lý, tạo thuận tiện cho người dân. Cán bộ y tế trực tiếp cho trẻ uống vitamin A nắm vững kiến thức chuyên môn, đã tuân thủ việc sàng lọc trước khi cho trẻ uống, cũng như việc theo dõi trẻ sau uống.
Đợt này, Hà Nội phấn đấu đảm bảo 99,8% trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao. Toàn thành phố có 380.964 trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A tại 1.612 điểm uống.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo trung tâm y tế là đầu mối phối hợp với Phòng Y tế, UBND các xã, phường, thị trấn và các ban, ngành, đoàn thể liên quan rà soát, lập danh sách toàn bộ trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống Vitamin A liều cao tại chiến dịch, đảm bảo không bỏ sót đối tượng;
Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện; dự trù đủ số lượng viên nang Vitamin A, tiếp nhận, bảo quản và sử dụng trong chiến dịch đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng đối tượng, đúng mục đích theo quy định;
Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của Vitamin A, chế độ ăn hợp lý, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống thiếu vi chất cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người dân như ăn đa dạng, phối hợp nhiều loại thực phẩm; lựa chọn các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày.
Cho trẻ bú sớm, nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn cùng với ăn bổ sung hợp lý.
Bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thêm mỡ hoặc dầu để tăng cường hấp thu vitamin A, vitamin D.
Cho trẻ trong độ tuổi uống vitamin A liều cao 2 lần/năm.
Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng, chống nhiễm giun.
Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai cần uống viên sắt và axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
Trước đó, vào tháng 6/2024, thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công chiến dịch ngày Vi chất dinh dưỡng đợt 1 với gần 382 nghìn trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống bổ sung vitamin A và cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
Dịch sởi đang tăng tại Hà Nội
Tại Hà Nội, cộng dồn năm 2024 thành phố ghi nhận 7.239 trường hợp mắc Sốt xuất huyết, 0 tử vong, số mắc giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023 (35.726/4); ghi nhận 115 trường hợp tại 25 quận, huyện, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0).
CDC Hà Nội nhận định, đánh giá bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.
Bác sỹ Nguyễn Tuấn Hải, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.
Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
TP.HCM: 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành “Mục tiêu 95” gồm có 95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút.
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, tính từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên của Việt Nam được phát hiện tại TP.HCM vào ngày 1/12/1990, đến cuối tháng 9/2024, thành phố có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý, trong đó có 48.741 người đang điều trị thuốc kháng vi rút HIV.
Trong hơn 30 năm qua, thành phố đã nỗ lực kết hợp triển khai toàn diện, hiệu quả các giải pháp về xã hội và về chuyên môn kỹ thuật y tế trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV được triển khai rộng rãi; truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS; mở rộng và đa dạng hóa các loại hình xét nghiệm phát hiện HIV tại các cơ sở y tế, tại cộng đồng, tự xét nghiệm HIV; mở rộng, nâng cao, và đảm bảo chất lượng điều trị HIV/AIDS…
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành “Mục tiêu 95” gồm có 95% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV; 95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Đồng thời nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để tiến tới không còn người nhiễm HIV mới, chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn thành phố từng bước được kiểm soát, số người nhiễm HIV mới, số trường hợp chuyến sang AIDS và tử vong liên quan đến HIV/AIDS hàng năm liên tục giảm.
Tính đến cuối tháng 9-2024, với mục tiêu thứ nhất (95% số người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm của họ), thành phố đạt 93,5%, mục tiêu thứ hai (95% số người được chẩn đoán nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV liên tục), thành phố đạt 92,8%, và mục tiêu thứ ba (95% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp và ổn định) đạt 98%.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Vĩnh Châu cho biết, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng nhiễm nhiều nhất ở nhóm thanh thiếu niên trẻ, nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới), HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan tâm.
“Trong bối cảnh nguồn lực quốc tế tài trợ bị cắt giảm thì việc giữ vững thành quả phòng, chống HIV/AIDS trong những năm qua, cũng như hoàn thành “Mục tiêu 95 - 95 - 95” vào năm 2025 hướng tới kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030 là một thách thức lớn đối với thànhphố”, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, trước những khó khăn, thách thức này, thành phố luôn xác định công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
TP.HCM tiếp tục giải pháp nhằm duy trì bền vững hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch.
-
Tin mới y tế ngày 2/12: Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 -
Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử, nung nóng từ năm 2025 -
Giảm thiểu rủi ro ngộ độc thực phẩm nhờ truy xuất nguồn gốc -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Tin mới y tế ngày 30/11: Khuyến cáo biện pháp phòng, chống ngưng thở khi ngủ -
Dự báo về bệnh ung thư trên toàn cầu -
Ngành công nghiệp thuốc lá: Những thách thức đối với sức khỏe cộng đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/12 -
2 Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú ẩn an toàn" cho cán bộ yếu kém -
3 Tinh gọn bộ máy cần hành động quyết liệt theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng" -
4 Đề xuất đầu mối đầu tư Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14D, tỉnh Quảng Nam -
5 Thanh khoản “căng”, ngân hàng nhỏ cắn răng vay vốn đắt
- Chailease Việt Nam vinh dự đạt giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- Olam Agri Việt Nam với sứ mệnh chuyển đổi lương thực, thức ăn chăn nuôi, chất xơ
- Herbalife Việt Nam và VTV3 khép lại mùa thứ hai của Chương trình “Sinh viên thế hệ mới”
- C.P. Việt Nam nhận hai giải thưởng uy tín tại lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024
- Coteccons được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững trong lĩnh vực sản xuất tại CSI 2024
- Gem Park - Lợi cho người ở, lãi cho người đầu tư