-
Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Ngành Y tế quy hoạch lại hệ thống bệnh viện và tinh giản cán bộ -
Bộ Y tế đang xây dựng quy định cụ thể về xử phạt vi phạm về thuốc lá thế hệ mới -
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh -
Ngộ độc thực phẩm làm 21 người tử vong trong năm 2024 -
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh
Duy trì tiêm chủng vắc-xin cho trẻ em và phụ nữ có thai đạt tỷ lệ cao
Hà Nội phấn đấu mục tiêu tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi - rubella mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi và tiêm đầy đủ uốn ván cho phụ nữ có thai đạt từ 95% trở lên; tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Bại liệt tiêm (IPV) cho trẻ dưới 1 tuổi, vắc-xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi và tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh đạt từ 90% trở lên.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh Bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ từ 18 tháng đạt từ 80%; tỷ lệ tiêm bổ sung, tiêm chống dịch các loại vắc-xin đảm bảo chỉ tiêu theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; khống chế tỷ lệ mắc sởi dưới 05 trường hợp/100.000 dân, bạch hầu dưới 0,02 trường hợp/100.000 dân, ho gà dưới 1 trường hợp/100.000 dân, viêm não Nhật Bản dưới 0,2 trường hợp/100.000 dân.
Các đơn vị bố trí hợp lý cán bộ đủ điều kiện thực hiện hoạt động tiêm chủng tại các tuyến, đặc biệt các vị trí: bảo quản vắc-xin, dây chuyền lạnh; tư vấn, chỉ định tiêm chủng; thực hành tiêm chủng; theo dõi giám sát các phản ứng sau tiêm; kiểm tra giám sát các hoạt động tiêm chủng; giám sát các bệnh trong tiêm chủng, thống kê báo cáo tiêm chủng...
Ảnh minh hoạ. |
Tổ chức các buổi tiêm chủng thường xuyên ít nhất 01 lần/tháng vào thứ 4 tuần đầu tiên của tháng, triển khai tiêm bù cho đối tượng tạm miễn hoãn vào thứ 4 tuần thứ 3 của tháng. Đảm bảo tiêm chủng an toàn, chất lượng, tổ chức ghép các điểm tiêm, ghép đối tượng tiêm chủng trên địa bàn phù hợp để thực hiện đúng quy định về hệ số sử dụng vắc-xin, tránh lãng phí.
Củng cố hệ thống giám sát bệnh trong tiêm chủng lồng ghép trong hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm; tiến hành điều tra, khoanh vùng, xử lý kịp thời khu vực có bệnh nhân không để dịch bệnh lây lan, bùng phát.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hỗ trợ thường xuyên các hoạt động: tổ chức buổi tiêm chủng thường xuyên; quản lý dây chuyền lạnh và bảo quản vắc-xin; quản lý đối tượng; thực hiện hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; thống kê báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng; giám sát phản ứng sau tiêm chủng; giám sát bệnh trong tiêm chủng mở rộng… tại các tuyến.
Các đơn vị cung cấp thông tin chính thống cho người dân về lợi ích của tiêm chủng thường xuyên, định kỳ và chiến dịch, nguy cơ mắc bệnh nếu không tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; trách nhiệm của cha mẹ trong việc đăng ký và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch theo quy định; hình thức dịch vụ tiêm chủng; các phản ứng sau tiêm chủng, cách theo dõi và xử trí.
Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo kiểm tra, rà soát lịch sử tiêm chủng của các học sinh tại tất cả các bậc học, tuyên truyền cho phụ huynh học sinh cho con em đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Ngoài ra, 100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện quản lý đối tượng trong diện hoạt động tiêm chủng mở rộng, lịch sử tiêm của đối tượng tiêm chủng mở rộng; quản lý vật tư, vắc-xin và thống kê báo cáo tháng, quý, năm trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đơn vị thường trực, tham mưu cho Sở Y tế trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo chuyên môn hoạt động tiêm chủng trên địa bàn thành phố. Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và hướng dẫn cho tất cả các cơ sở tiêm chủng để tổ chức thực hiện; kế hoạch hoạt động chuyên môn tiêm chủng năm 2024.
Phun thuốc muỗi cần lựa chọn các cơ sở uy tín, tuân thủ đúng liều lượng
Gần đây, thông tin về việc 6 học sinh của Trường Tiểu học Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội có biểu hiện bị mẩn ngứa, đau rát mắt sau khi trường học chủ động tổ chức phun chế phẩm diệt muỗi phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Nhiều phụ huynh cho rằng, việc phun thuốc diệt muỗi tại trường học là cần thiết vì sẽ giúp phòng chống được bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nếu thuốc diệt muỗi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các em thì rất đáng lo, vì chưa phòng được bệnh này đã có thể bị mắc bệnh khác.
Theo TS. Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, phun thuốc xịt muỗi là phun với một lượng hóa chất hợp lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế và của nhà sản xuất, nên thường sẽ không lo ngại việc thuốc ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe con người.
Lý giải về việc hiện tượng học sinh có biểu hiện ngứa da mặt, nóng rát mắt kèm phát ban mề đay sau khi nhà trường phun thuốc diệt muỗi, TS. Nguyễn Văn Dũng cho rằng, trẻ nhỏ thường có sức đề kháng yếu, làn da nhạy cảm. Khi chạm vào các đồ vật trước đó đã được phun thuốc diệt muỗi như bàn, ghế, lúc này tồn dư của thuốc diệt muỗi vẫn còn, tiếp xúc với cơ thể các em đã gây dị ứng.
Thuốc phun muỗi là một hóa chất diệt côn trùng, mà đã là hóa chất thì thường dễ có khả năng gây ảnh hưởng đến con người khi tiếp xúc. Tuy rằng nhà sản xuất khẳng định sản phẩm là an toàn với con người nhưng phải sử dụng theo nồng độ khuyến cáo. Do vậy, người dân tuyệt đối không được tự ý mua hóa chất diệt côn trùng về phun. Người phun thuốc phải được đào tạo và cấp chứng nhận chuyên môn về sử dụng hóa chất.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty phòng, chống côn trùng cung cấp đủ loại thuốc phun diệt muỗi. Do đó, TS. Nguyễn Văn Dũng khuyến cáo, các nhà trường, các đơn vị hay các hộ gia đình có nhu cầu phun thuốc diệt muỗi cần lựa chọn các cơ sở uy tín. Đặc biệt, khi lựa chọn thuốc diệt muỗi cần chú ý đến nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm được cấp phép sử dụng theo quy định, có chỉ số an toàn cao đối với con người.
Đối với người dân, tuyệt đối không tự ý mua hóa chất diệt côn trùng về phun. Bởi việc phun thuốc muỗi cần tuân thủ đúng liều lượng, nếu không có thể dẫn tới tình trạng côn trùng kháng thuốc. Thậm chí, nếu phun không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Người phun thuốc diệt muỗi phải được đào tạo và cấp giấy chứng nhận chuyên môn về sử dụng hóa chất. Thời gian phun thuốc tốt nhất nên vào sáng sớm. Với cơ quan hay trường học, khi tiến hành phun cần chọn thời điểm vào cuối tuần khi học sinh được nghỉ học.
-
Số ca mắc sởi năm 2024 tăng 130 lần -
Từ mức sinh thấp đến già hóa, Việt Nam cần chiến lược toàn diện về dân số -
Tin mới y tế ngày 27/12: Việt Nam hưởng ứng ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh 27/12 -
84 người tử vong do bệnh dại, vì đâu nên nỗi? -
Ô nhiễm không khí: Cảnh báo nguy hại và các biện pháp bảo vệ sức khỏe -
Bộ Y tế kêu gọi cùng hành động mạnh mẽ để ngăn ngừa dịch bệnh -
Đủ chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm về thuốc lá thế hệ mới
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion