-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Điều chỉnh các điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật bảo hiểm y tế
Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo phổ biến Thông tư số 39/2024/TT-BYT, nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BYT về danh mục và tỷ lệ thanh toán dịch vụ kỹ thuật y tế trong bảo hiểm y tế.
Thống nhất điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới từ ngày 01/11/2024 giúp tăng khả năng thanh toán cho các dịch vụ. |
Tại Hội thảo, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế), chia sẻ rằng Thông tư số 39 điều chỉnh danh mục dịch vụ kỹ thuật của Thông tư số 35/2016/TT-BYT theo hướng thống nhất với Thông tư số 23/2024/TT-BYT về danh mục dịch vụ kỹ thuật mới.
Các tên dịch vụ kỹ thuật sẽ được điều chỉnh để đảm bảo sự nhất quán trong việc thanh toán các dịch vụ này trong phạm vi bảo hiểm y tế.
Thông tư số 39 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, với nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Thông tư số 39 cũng rà soát và điều chỉnh các điều kiện thanh toán dịch vụ kỹ thuật, nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn thực tế. Đơn cử như Thông tư 39 có bổ sung điều kiện thanh toán một số kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, Thông tư mới 39 đã sửa đổi, bổ sung điều kiện thanh toán của dịch vụ kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính 64 dãy đến 128 dãy theo hướng mở rộng đối với một số trường hợp cần thiết để phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác hơn (chụp ngực/bụng đối với trẻ em dưới 6 tuổi, chụp vùng sọ - mặt cho bệnh lý dị tật sọ mặt bẩm sinh...).
Cùng với đó, Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung điều kiện thanh toán của dịch vụ kỹ thuật chụp PET/CT khi xác định tái phát/di căn đối với bệnh ung thư đường mật, ung thư tinh hoàn, ung thư khoang miệng, ung thư tế bào hắc tố, u nguyên bào thần kinh, ung thư dạ dày.
Đặc biệt, Thông tư 39 đã bổ sung điều kiện thanh toán đối với một số chất chỉ điểm khối u (CA 125, CA 15-3, CA 72 - 4…) để chẩn đoán ung thư di căn không rõ u nguyên phát, định lượng SCC (máu), xét nghiệm đột biến gen Her 2.
Các điều chỉnh này sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thanh toán và chỉ định dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh bảo hiểm y tế. Thông tư cũng bổ sung các quy định chi tiết về thanh toán các lượt khám bệnh, giá ngày giường và quy định thanh toán trong trường hợp cơ sở khám chữa bệnh có số giường bệnh kê thêm dưới 10% hoặc dưới 30 giường so với quy mô đã được phê duyệt.
Ngoài ra, Thông tư số 39 còn sửa đổi điều kiện thanh toán một số dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, nhằm mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và bảo đảm khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.
Bà Trang cũng lưu ý rằng, từ tháng 11/2024, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sẽ được tính theo mức lương mới, giúp tăng khả năng thanh toán cho các dịch vụ này.
Lãnh đạo Vụ Bảo hiểm y tế khẳng định rằng, việc điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh theo lương mới sẽ giúp bảo đảm cân đối tài chính cho quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian tới.
Thông tư số 39/2024/TT-BYT là bước đi quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao quyền lợi bảo hiểm y tế, đồng thời giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến thanh toán dịch vụ kỹ thuật y tế cho người dân.
Ở Việt Nam chữa bệnh thay vì ra nước ngoài
Thay vì sang Singapore chữa ung thư phổi, ông Ngô Tuấn, 60 tuổi, doanh nhân, quyết định ở lại Việt Nam điều trị, hai năm sau kích thước u giảm 80%.
Trong hai năm qua, ông Tuấn điều trị tại bệnh viện bằng liệu pháp miễn dịch thế hệ mới kết hợp truyền hóa chất. Đến nay ông đã trải qua nhiều đợt thuốc, kích thước khối u giảm 70-80%, hạch trung thất đáp ứng hoàn toàn nên hết ho, ăn uống ngon miệng.
Đánh giá kết quả này, Ths.Trần Ngọc Hải, chuyên khoa ung bướu người trực tiếp điều trị trực tiếp cho ông Tuấn nói, người bệnh đáp ứng rất tốt với thuốc miễn dịch.
Ông Tuấn có triệu chứng ban đầu ho ra máu, mệt mỏi, sụt cân nhẹ, đến viện khám, kết quả chụp cắt lớp vi tính có khối u bên phổi phải, kích thước 3x4cm.
Bác sỹ Hải chẩn đoán ông Tuấn mắc ung thư phổi thuộc loại không tế bào nhỏ giai đoạn 3C, tiên lượng xấu, nếu không điều trị tiên lượng thời gian sống chỉ còn trên dưới một năm.
Người nhà đề nghị sang Singapore chữa bệnh bởi dịch vụ y tế tốt hơn, ông Tuấn phân vân “đi hay ở”. Biết điều này, bác sỹ Hải khuyên ông yên tâm điều trị ở Việt Nam bởi phác đồ chuẩn theo hướng dẫn điều trị lâm sàng quốc tế, đầy đủ các loại thuốc và công nghệ mới về điều trị ung thư phổi.
Đồng thời, điều trị trong nước, người bệnh được gần người thân, có chỗ dựa tinh thần. Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Tái khám hôm 26/11, ông Tuấn nhẹ nhõm với kết quả “đáp ứng điều trị tốt”, cho biết tổng chi phí chữa bệnh ở trong nước của ông bằng 10-20% so với báo giá ban đầu của bệnh viện tại Singapore.
Còn ông Nguyễn Minh Chiến, 63 tuổi, u lympho không Hodgkin giai đoạn hai, tháng 2/2022 sang Singapore khám rồi về Việt Nam đến bệnh viện tham khảo thêm.
Kết quả, bác sỹ Tâm Anh đưa ra phác đồ điều trị hoàn toàn trùng khớp với bệnh viện bên Singapore, gồm kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị.
Ông Chiến chọn điều trị trong nước. Hiện tại sau hai năm, kết quả chụp PET CT cho thấy u hạch tan hoàn toàn, ông sống khỏe mạnh, hầu như không gặp tác dụng phụ. Tổng chi phí điều trị của ông chỉ khoảng 10% so với chi phí bệnh viện Singapore ước tính.
TS.Vũ Hữu Khiêm, Trưởng Khoa cho biết trong số bệnh nhân ung thư đến khám tại Khoa, khoảng 10-20% người bệnh có điều kiện sang nước ngoài, đa phần thuộc giới trung và thượng lưu.
Họ có tâm lý cho rằng bệnh viện Việt Nam đông, phải chen chúc, bác sỹ khó tư vấn kỹ, chất lượng dịch vụ y tế chưa tốt, trong khi người bệnh ung thư cần được chăm sóc và nâng đỡ toàn diện về sức khỏe và tâm lý.
“Lựa chọn của người bệnh cần được tôn trọng song bác sỹ nên tư vấn, giải thích rõ những gì được và mất khi điều trị bệnh ở nước ngoài”, bác sỹ Khiêm chia sẻ thêm nhiều vấn đề phát sinh khi ra nước ngoài như chi phí cao, bất tiện khi di chuyển, thủ tục phức tạp, bất đồng ngôn ngữ.
Trường hợp người bệnh cần điều trị dài ngày, tài chính có thể trở thành gánh nặng. Trong khi hiện nay, trình độ bác sỹ và công nghệ điều trị ung thư tại Việt Nam không thua kém các nền y tế phát triển.
Nhằm giữ chân người bệnh ở lại Việt Nam điều trị, hạn chế người bệnh ra nước ngoài, Bộ Y tế đang xây dựng đề án Khám, chữa bệnh chất lượng cao thu hút người nước ngoài và người có điều kiện chi trả khám, chữa bệnh ở Việt Nam.
Đề án nhằm nâng cao chất lượng lâm sàng, dịch vụ y tế và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, hướng đến thu hút người nước ngoài, Việt kiều và người Việt có thu nhập cao lựa chọn điều trị tại các bệnh viện trong nước.
TS.Khiêm cho biết nhiều bệnh viện ở Việt Nam hiện nay đã sở hữu những công nghệ, máy móc điều trị tiên tiến như ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nội soi tiêu hóa, chụp cắt lớp vi tính 1950 dãy và tiến tới cắt lớp không giới hạn, ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi, can thiệp mạch, các loại thuốc miễn dịch nhiều thế hệ, thuốc nhắm trúng đích… cũng đầy đủ ở các bệnh viện lớn trong nước.
Theo bác sỹ Khiêm, chi phí điều trị tại Việt Nam rẻ hơn nhiều so với nước ngoài. Nhiều nhóm thuốc miễn dịch, thuốc đích thế hệ mới được các hãng thuốc tài trợ, giảm đến 50% so với giá gốc.
Bác sỹ Việt am hiểu sâu sắc đặc điểm bệnh lý, tâm lý, lối sống của người Việt, không bất đồng ngôn ngữ. Từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp hơn về lối sống, sinh hoạt cho người bệnh, hỗ trợ nhiều cho quá trình điều trị, bác sỹ Khiêm cho biết.
Tổ chức World Data Lab dự báo trong năm 2024, Việt Nam có thêm 4 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu và đến 2030 sẽ có thêm 23,2 triệu người. Cùng với xu hướng này, nhu cầu hưởng dịch vụ y tế chất lượng cao ngày càng gia tăng.
Theo Bộ Y tế, thống kê từ nhiều năm trước cho thấy người Việt Nam chi khoảng 2 tỷ USD mỗi năm sang nước ngoài khám chữa bệnh, con số này có thể tăng lên 3-4 tỷ USD trong thời gian tới.
Dịch sởi bùng phát mạnh ở miền Nam, nguy cơ tiếp tục gia tăng
Dịch sởi đang bùng phát mạnh mẽ tại nhiều tỉnh miền Nam, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Cà Mau và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đặc biệt là vào đầu năm 2025.
Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, hiện nay, các bệnh như sởi, rubella, ho gà, viêm màng não do não mô cầu, dại, cúm gia cầm, viêm não Nhật Bản và uốn ván đang có dấu hiệu gia tăng tại khu vực phía Nam.
Tính đến ngày 2/12/2024, miền Nam đã ghi nhận 19.042 ca mắc sởi, trong đó có 7 ca tử vong, tăng 56,5 lần so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, trẻ em từ 1 đến 10 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, chiếm khoảng 60% tổng số ca mắc. Cũng đáng lưu ý là nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi đang có dấu hiệu gia tăng số ca mắc sởi.
ThS.Lương Chấn Quang, đại diện Viện Pasteur TP.HCM cho biết, đến nay đã có 63 ổ dịch tại 16 tỉnh thành, trong đó 46 ổ dịch vẫn đang hoạt động, chủ yếu là trong các trường học.
Mặc dù các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi - rubella với tỷ lệ tiêm chủng đạt hơn 95%, số ca mắc bệnh ở nhóm trẻ từ 1-10 tuổi (thuộc diện tiêm chủng) vẫn tiếp tục gia tăng.
Nguyên nhân một phần là do một số trẻ chưa được tiêm vắc-xin vì các lý do như thay đổi nơi ở, trẻ mắc bệnh trong thời gian tiêm chủng hoặc phụ huynh không chú trọng đến việc tiêm phòng cho trẻ.
Tại Đồng Nai, theo TS.Trần Minh Hoà, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tỉnh này đã ghi nhận 3.211 ca mắc sởi. Những khu vực có nhiều dân cư di cư cũng là những nơi có số ca mắc tăng cao, với phần lớn là trẻ từ 1-10 tuổi.
BS.CKII Đậu Ngọc Trung, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS, Trung tâm Y tế TP.Biên Hòa cho biết, Đồng Nai đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung và đã tiêm được 80.240 trẻ trong tổng số 82.398 trẻ cần tiêm, đạt tỷ lệ 97,4%.
Tuy nhiên, hầu hết các trẻ chưa tiêm là những trẻ vãng lai, theo cha mẹ từ các tỉnh khác đến Đồng Nai làm ăn. Ngành y tế đang tiếp tục phối hợp rà soát các đối tượng trong độ tuổi và triển khai tiêm vét.
Tại Bình Dương, mặc dù chiến dịch tiêm chủng đã được triển khai, nhưng tỷ lệ mắc bệnh vẫn tiếp tục gia tăng, chủ yếu ở độ tuổi từ 1-10 tuổi.
ThS. Lương Chấn Quang nhận định số ca bệnh ở nhóm tuổi này sẽ tiếp tục gia tăng đến cuối năm. Cùng với đó, số ca mắc ở nhóm ngoài độ tuổi tiêm chủng cũng tăng cao.
Để ngăn chặn dịch bệnh, các chuyên gia khuyến cáo cần tập trung vào việc rà soát và tiêm phòng cho trẻ chưa được tiêm trong các đợt trước, đặc biệt là đối với nhóm trẻ từ 1-10 tuổi và nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi. Cần tiếp tục bảo vệ và duy trì các chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như trường học và cộng đồng.
-
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up