
-
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm
-
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao?
-
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
-
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án
-
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức -
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiếm y tế. |
Tiếp tục phiên họp thứ 39, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, giải trình, chỉnh lý một số nội dung lớn của Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Đây là dự án luật đã được Quốc hội thảo luận, dự kiến sẽ thông qua vào chiều ngày 27/11.
Về cơ bản, các nội dung lớn của dự thảo luật đã đạt được sự đồng thuận của các cơ quan tham gia tiếp thu, chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết khi trình bày báo cáo.
Bà Thúy Anh thông tin, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự thảo luật đã bổ sung, làm rõ các hình thức khám bệnh, chữa bệnh mới được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT như: khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.
Về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật, dự thảo luật đang được thiết kế theo hướng quy định quyền của người có thẻ BHYT trong việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu và cấp cơ bản.
Dự thảo luật cũng khái quát nguyên tắc phân bổ thẻ BHYT cho cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và giao Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ theo thẩm quyền ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.
Dự thảo luật quy định việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đáng chú ý, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nêu, dự thảo quy định về mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ ổn định mức hưởng BHYT theo quy định của luật hiện hành và mở rộng với một số trường hợp, như bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu tiếp tục hưởng mức BHYT chi trả 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh như quy định hiện hành.
Điều này, để bảo đảm sự công bằng với các đối tượng hưu trí khác (không thuộc diện được chi trả 100% như các đối tượng đang tại ngũ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, trẻ em…).
Quá trình thảo luận, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý về các đối tượng tham gia BHYT.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, dự kiến dự thảo luật được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giữ nguyên các đối tượng được quy định trong luật hiện hành. Đồng thời, bổ sung các đối tượng đã được luật khác quy định, trong đó có luật dự kiến thông qua tại kỳ họp này như Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi), Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản cũng được bổ sung vào đối tương tham gia BHYT để động viên, khích lệ và có chính sách thoả đáng với đối tượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa và công bằng với đối tượng khác ở tổ dân phố.
Theo bà Thúy Anh, dự thảo luật chưa bổ sung vào dự thảo luật thân nhân của dân quân thường trực do Luật Dân quân tự vệ không quy định chế độ BHYT cho đối tượng này.
Thay vào đó, dự thảo luật giao Chính phủ quy định các đối tượng khác tham gia BHYT, sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau một thời gian thực hiện ổn định và có đánh giá đầy đủ sẽ nghiên cứu bổ sung khi sửa đổi toàn diện luật, theo Chủ nhiệm Thúy Anh.
Điều hành thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh yêu cầu cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong đó có nội dung liên quan đến thanh toán chi phí BHYT.
Bà Thanh lưu ý, chính sách thông cấp khám chữa bệnh BHYT là nội dung mới, phức tạp, có tính đột phá. Quá trình chuyển đổi từ 4 tuyến sang 3 cấp khám bệnh, chữa bệnh tác động đến mức hưởng BHYT và việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu của người có thẻ BHYT.
Đề nghị các cơ quan đánh giá, dự liệu những vấn đề phát sinh trên thực tiễn để quy định trong luật những vấn đề mang tính nguyên tắc, tạo cơ chế linh hoạt, khả thi để vận hành chính sách mới, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh…Phó chủ tịch Quốc hội nêu.

-
Bộ trưởng Y tế: Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển -
Tin mới y tế ngày 3/4: Bạo hành nhân viên y tế là hành vi đáng bị lên án -
Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thông báo xét tuyển viên chức -
Siết chặt thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành -
Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tư vấn và phẫu thuật miễn phí cho bệnh nhân ung thư -
Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm quy định ghi nhãn -
Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ: Chung tay hành động để giảm tỷ lệ tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort