-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh (Cơ quan điều tra) tổ chức buổi tham vấn để các bên liên quan có thể trình bày các quan điểm liên quan tới vụ điều tra chống bán phá giá mặt hàng tôn mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (mã vụ, tại phòng họp 101, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Theo đó, mỗi Bên liên quan có thể cử không quá 03 đại diện tham gia
Bộ Công thương cũng lưu ý, buổi tham vấn không mang tính bắt buộc, các Bên liên quan không có mặt tại buổi tham vấn vẫn được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Việc Bộ Công thương áp thuế chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam xuất phát từ hồ sơ khởi kiện của 4 nhà sản xuất tôn mạ trong nước. |
Đơn đăng ký tham vấn phải được gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh trước 17h00 ngày 22 tháng 11 năm 2016 và thời hạn để các Bên liên quan gửi nội dung tham vấn là 17h00 ngày 01 tháng 12 năm 2016.
Đầu tháng 3/2016, Cục Quản lý cạnh tranh chính thức công bố quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ (thép mạ) nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Việc điều tra được tiến hành sau khi bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ khởi kiện từ bốn nhà sản xuất tôn mạ trong nước, gồm: Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC), Công ty TNHH Tôn Phương Nam, Công ty cổ phần Thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tôn Đông Á.
Giai đoạn điều tra được xác định từ tháng 10/2014 đến 9/2015. Nguyên đơn cáo buộc tôn mạ nhập khẩu từ các nước nói trên bán phá giá tại thị trường Việt Nam, làm các doanh nghiệp trong nước mất thị phần, tỷ lệ thua lỗ tăng cao, tồn kho nhiều…
Theo nguyên đơn của vụ việc, dù tình trạng tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam manh nha từ mấy năm trước, nhưng giai đoạn 2014-2015, lượng tôn mạ nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) đã tăng một lượng rất lớn.
Đáng ngại, do phần lớn tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc đều kém chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng lại được làm giả, làm nhái từ các thương hiệu uy tín trong nước nên có giá bán thấp hơn giá sản xuất trong nước từ 30-40%.
Tới đầu tháng 9/2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3584/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam với 35 mã HS, cùng các mức thuế cụ thể áp cho các nhà sản xuất, trong đó 2 doanh nghiệp Hồng Kông chiu mức thuế 38,34%, 1 doanh nghiệp Trung Quốc chịu mức thuế thấp nhất 4,02%.
Thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực trong vòng 120 ngày, cụ thể từ ngày 16 tháng 9 năm 2016 đến hết ngày 13 tháng 01 năm 2017.
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024