-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Theo thông tin từ Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội, sáng 25/9 tới, cơ quan này sẽ mở phiên tòa phúc thẩm, xem xét các nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Cùng với đó, 1 bị hại là bà Phạm Thị Thi cũng được xem xét kháng cáo liên quan tới phần trách nhiệm dân sự trong vụ án. Đây là bị hại duy nhất trong số 6.630 nhà đầu tư được xác định là bị hại trong vụ án, có đơn kháng cáo tới cấp phúc thẩm, đề nghị xem xét lại phần trách nhiệm dân sự.
Trước đó, hồi tháng 3/2024, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã đưa ra xét xử và tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; trong đó, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã bị tuyên phạt 8 năm tù.
Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 3/2024. |
Về trách nhiệm dân sự, tòa sơ thẩm buộc các bị cáo trả lại số tiền được xác định gây thiệt hại cho các bị hại là 8.643 tỷ đồng; bác yêu cầu của các bị hại về việc trả lãi phát sinh liên quan tới hợp đồng mua bán trái phiếu.
Theo cáo buộc, bị cáo Đỗ Anh Dũng và đồng phạm đã thông qua các công ty con gồm: Công ty Ngôi Sao Việt; Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông, mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ sai quy định, với tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng.
Với gần 14.000 tỷ đồng đã huy động được, bị cáo Dũng và đồng phạm đã chi tiêu vào các việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu, qua đó chiếm đoạt 8.643 tỷ đồng của 6.630 nhà đầu tư.
Quá trình điều tra bị cáo Dũng cùng các đồng phạm đã thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác và nộp khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, do đó được Hội đồng xét xử đánh giá là tình tiết giảm nhẹ hình phạt.
Bên cạnh đó, trước khi diễn ra phiên tòa, các cơ quan tố tụng đã nhận được đơn của gần 1.500 nhà đầu tư, là những bị hại trong vụ án, xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Lý do được đưa ra bởi, toàn bộ các bị cáo đều đã hợp tác tích cực với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, thừa nhận hành vi sai phạm, có nhân thân tốt.
Riêng đối với bị cáo Đỗ Anh Dũng được các bị hại đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét, áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt, vì trong thời gian ngắn đã nỗ lực khắc phục hoàn toàn 100% số tiền của người mua trái phiếu (hơn 8.643 tỷ đồng) và khắc phục thêm 3 tỷ đồng.
Theo một số bị hại, việc khắc phục hậu quả của các bị cáo không những thể hiện sự ăn năn, hối cải, mà còn giúp cho các bị hại giải tỏa được tâm lý lo lắng, tạo niềm tin cho xã hội đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up