
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng
-
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội

Nguồn thông tin từ VTV cho biết, những ngày qua, công đồng mạng liên tục chia sẻ những bài viết được đăng tải bởi một fanpage mang tên Lại Văn Sâm. Thông tin cho biết, fanpage này chỉ mới thành lập nhưng đã nhanh chóng sở hữu 180.000 người theo dõi. Thậm chí có bài viết mới đăng tải đã thu hút đến 234 ngàn lượt thích và gần 120 ngàn lượt chia sẻ. Đáng chú ý, đây không phải là tài khoản của nhà báo Lại Văn Sâm.
"Có thể với nhiều người Facebook là một công cụ thân thiện và nơi để bày tỏ, chia sẻ điều này điều khác. Tuy nhiên, tôi nhắc lại, tôi vẫn thuộc thế hệ, cứ cho là cổ lỗ sỹ đi. Những gì liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng riêng, tôi không bao giờ đưa lên bất cứ một mạng xã hội nào trong đó có Facebook. Bản thân tôi chưa bao giờ có và cũng sẽ không bao giờ có tài khoản Facebook. Thậm chí tôi còn không biết cách nào để vào Facebook nữa" Nhà báo Lại Văn Sâm từng khẳng định.
Theo anh Nguyễn Khoa Hồng Thành, một chuyên gia trong ngành digital marketing tại Việt Nam, cho biết: "Việc dùng tên của người nổi tiếng để tạo Fanpage xuất hiện rất nhiều, mục đích dễ tăng lượng người quan tâm và theo dõi nhanh chóng. Nếu có khả năng tạo ra nội dung tốt sẽ củng cố thêm niềm tin đối với người theo dõi và từ đó, lôi kéo thêm nhiều người quan tâm đến, tăng lượng theo dõi. Tất nhiên khi lượng theo dõi lớn sẽ đồng nghĩa với việc tạo ra giá trị cho trang và dùng vào các mục đích kiếm lợi nhuận, chẳng hạn bán/chuyển đổi tên fanpage cho mục đích khác, kiếm tiền, quảng cáo...".
Nói rõ hơn, ông Thành cho biết: "Đối với hình thức trên, trong ngành này thường gọi với từ "Chăn gà" - Gà ở đây có nghĩa là Google Adsense, một hình thức quảng cáo đơn giản, cung cấp một cách để chủ sở hữu trang web kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của họ. Khi lượng thành viên trên fanpage tăng cao, các chủ fanpage này sẽ tiến hành đưa vào các thông tin giả mạo từ trang web mà họ tạo ra để kéo người dùng click vào đó. Hoặc họ có thể bán fanpage cho người có nhu cầu trong việc phát tán thông tin. Từ đó, các chủ fanpage nhận về lợi nhuận quảng cáo khi đặt Google Adsense".
Ông Thành cũng cho rằng, hình thức này cũng đang gia tăng việc giả mạo thông tin trên internet, gây ảnh hưởng, nhiễu loạn thông tin và người dùng cần cảnh giác hơn.

Do đó, người dùng cần tỉnh táo lựa chọn và bấm theo dõi bất cứ fanpage nào. Đối với người nổi tiếng, hầu hết sẽ có dấu xác nhận để biết rằng, đó là fanpage chính thức của họ (xem trên ảnh minh họa). Người dùng có thể dựa vào dấu xác nhận để biết rõ đâu là fanpage chính thức.

-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan -
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng -
Cấp khống hàng chục ngàn Phiếu lý lịch tư pháp -
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội -
Nhiều sai phạm trong Quy hoạch chung TP. Vũng Tàu -
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn