-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Chiều 15/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Michiaki Hirose, Tổng Giám đốc Tokyo Gas (Nhật Bản).
Tại buổi tiếp, Thủ tướng đánh giá cao việc Tokyo Gas thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; chúc mừng Tokyo Gas và Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) đã cùng thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khí hoá lỏng LNG tại Việt Nam; hoan nghênh Công ty đưa ra chương trình hợp tác đầy triển vọng với Việt Nam.
Cho rằng nhu cầu tiêu thụ khí hoá lỏng ở Việt Nam rất lớn, nhất là ở các thành phố, vùng ven biển, Thủ tướng tin tưởng với đối tác tốt, môi trường tốt, nhu cầu tốt thì nhất định Tokyo Gas sẽ thành công ở Việt Nam. Thủ tướng cũng cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất mong muốn làm ăn với các doanh nghiệp Nhật Bản vì họ có uy tín lớn, kinh nghiệm và nguồn lực.
Thủ tướng khẳng định hợp tác dầu khí là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác kinh tế Việt Nam và Nhật Bản; đồng thời mong muốn Tokyo Gas mở rộng làm ăn lâu dài ở Việt Nam. “Chính phủ Việt Nam coi thắng lợi của các bạn là thắng lợi của chúng tôi”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng giám đốc Tokyo Gas |
Thủ tướng cho biết quan điểm của Chính phủ Việt Nam là phát triển ngành công nghiệp khí đồng bộ, hiệu quả thông qua việc phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Giải pháp để thực hiện Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp khí nhấn mạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách để từng bước chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam, cơ chế kinh doanh khí theo thị trường tự do, hội nhập thị trường khí khu vực và thế giới. Do đó, hướng hợp tác đầu tư của Tokyo Gas phù hợp với quan điểm phát triển công nghiệp khí của Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị trong quá trình hợp tác trong lĩnh vực khí hoá lỏng, nhất là tiếp nhận dự án kho cảng khí hoá lỏng LNG tại Cái Mép - Thị Vải, nếu có khó khăn, vướng mắc, Tokyo Gas có thể làm việc với Bộ Công Thương để giải quyết.
Ông Michiaki Hirose mong muốn thời gian tới, Tokyo Gas sẽ tăng cường hợp tác với PV GAS; mong Chính phủ Việt Nam ủng hộ, hỗ trợ sự hợp tác này. Ông hy vọng sẽ cùng đối tác Việt Nam xây dựng kho cảng khí hoá lỏng LNG Cái Mép - Thị Vải trở thành công trình hiện đại nhất ở Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ông cho rằng, với Nhật Bản, Việt Nam được xem là đối tác quan trọng trong hợp tác về năng lượng, trong đó có LNG. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản sẽ tạo tiền đề tốt cho Tokyo Gas triển khai dự án ở Việt Nam. Trong quá trình đó, Tokyo Gas rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam về cơ chế, chính sách.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024