-
Tập đoàn Khách sạn RAMID nghiên cứu dự án sân, resort và học viện golf tại Bình Định -
Đắk Nông tuyên dương 10 doanh nghiệp tiêu biểu -
Nhà đầu tư Nga đề xuất nghiên cứu đầu tư điện gió tại Hà Tĩnh -
Doanh nghiệp Việt giải bài toán thiếu hụt nguồn cung Vonfram toàn cầu -
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin
Bước ngoặt mới trong hành trình phát triển
Sau kỳ họp Đại hội cổ đông lần đầu tiên vào ngày 13/8/2020, Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã chính thức chuyển sang kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần kể từ ngày 18 sau đó. Từ năm 2018, doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 751/QĐ-TTg về việc phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Đây là kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực không ngừng trải qua những khó khăn, vướng mắc của toàn thể doanh nghiệp. Đồng thời, Tổng công ty cũng tiến hành áp dụng bộ nhận diện thương hiệu mới cho doanh nghiệp dựa trên tên giao dịch quốc tế VIMC, thay cho tên gọi cũ là Vinalines.
Tên giao dịch mới VIMC được áp dụng thay cho tên gọi cũ. Nguồn: KH. |
Hai tone màu xanh đậm và xanh nhạt sử dụng trên logo mới của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lần lượt đại diện cho biển cả và bầu trời, thể hiện đặc trưng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. VIMC - Vietnam Maritime Corporation là tên giao dịch chính thức mới của công ty, được thể hiện với kết cấu chữ tinh tế, gọn gàng tượng trưng cho sự hiện đại và sáng tạo, mang đến cảm giác an toàn và thân thiện đối với khách hàng.
Ngoài ra, biểu tượng quả địa cầu cách điệu phía bên trái được lựa chọn với mục đích tôn vinh khát khao phát triển mạnh mẽ nhằm vươn tầm châu lục và thế giới, tiếp tục đưa doanh nghiệp đến những thành công tiếp theo trong kinh doanh và luôn là đầu tàu tích cực thúc đẩy các công ty con của Tổng công ty.
Tương ứng với tên giao dịch và bộ nhận diện thương hiệu mới, Tổng công ty cũng đã giới thiệu địa chỉ website chính thức http://vimc.co – trang thông tin chính thức của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Hứa hẹn đột phá
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu cũng đồng thời thể hiện quyết tâm đổi mới không ngừng của Tổng công ty hàng hải Việt Nam. Chuyển sang mô hình quản trị công ty cổ phần, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng đặt ra cho mình những thước đo tiêu chuẩn mới trong kinh doanh, đảm bảo sự phát triển ổn định vào thời điểm nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay.
Khẳng định lại sứ mệnh của mình, VIMC sẽ không ngừng nỗ lực để đưa Việt Nam trở thành điểm đến chiến lược trên bản đồ hàng hải thế giới, đóng góp cho Tổ quốc thêm thịnh vượng từ biển. Với mục tiêu giữ vững vị trí số 1 trong việc cung cấp chuỗi giải pháp dịch vụ logistics trọn gói toàn cầu tại Việt Nam, VIMC cam kết mang đến khách hàng những giá trị vượt trội và mở rộng cơ hội tiếp cận, giao thương; đồng thời đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khơi gợi tối đa tiềm năng và cơ hội phát triển cho toàn bộ đội ngũ công nhân viên.
Song hành cùng doanh nghiệp luôn là 5 giá trị cốt lõi mang tính quyết định trong từng “nhất cử, nhất động” của Tổng công ty: Kỷ luật – Tận tâm – Sáng tạo – Đồng lòng – Liêm chính. Các chuẩn mực này được đặt ra nhằm định hướng mọi hoạt động, kế hoạch và thúc đẩy triết lý “Vượt trên sự mong đợi” của Tổng công ty, mang đến cho khách hàng, cổ đông, đối tác, nội bộ và xã hội.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững đã đặt ra, việc hình thành các chuỗi cung ứng khép kín cũng sẽ là một trong những hướng đi cần thiết và tích cực thúc đẩy đồng đều mọi công ty con trong Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP phát triển theo hướng tận dụng tối đa các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tương lai.
Chia sẻ hành trình mới này, ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIMC cho biết: "Hàng hải thế giới là ngành lâu đời nhất nhưng lại là một trong những ngành thiếu sự ổn định nhất, lên xuống thất thường theo sự biến động của kinh tế - chính trị toàn cầu. Chúng tôi đã thay đổi mạnh mẽ trong thời gian qua và sự thay đổi ấy đã giúp Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vượt qua con sóng lớn nhất trong một phần tư thế kỷ hình thành và phát triển. Dù đã làm tốt, nhưng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường còn làm tốt hơn. Thay đổi mô hình quản trị, thay đổi logo, biểu tượng là cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thay đổi tư duy và cách làm hướng tới khách hàng. Có như vậy “sự thay đổi biểu tượng mới trở thành biểu tượng của sự thay đổi".
-
Xoay xở dòng tiền từ phát hành cổ phiếu tới bán tài sản -
Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, sao luật lại bắt đi xin -
Doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài khi nào? -
AEON Huế đóng góp tích cực, kiến tạo tương lai -
Siết quản lý xuất khẩu gỗ dán sang Hoa Kỳ -
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy sản xuất tay co cửa trị giá 30 triệu USD -
Doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn rất khó
-
1 Bộ Giao thông Vận tải thông tin về việc cắm mốc lộ giới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
2 Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
3 Đề xuất triển khai sớm Dự án cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng -
4 Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 7% trong năm 2024 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/10
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp