-
Vina T&T thiệt hại vì bị giả mạo mã số cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu -
TLG Việt Nam khánh thành Nhà máy Quang Lân tại Thái Bình -
Các start-up công nghệ đang dần mất đi lợi thế -
Viettel và NVIDIA huấn luyện tiếng Việt cho AI; Thilogi sẽ đến Mỹ; Vietjet bắt tay Xanh SM -
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon
Hôm nay, 15/12, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) vừa tổ chức tổng kết hoạt động hỗ trợ tư vấn cải tiến doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 tại Nhà máy Công ty cổ phần CNCTech Thăng Long, Khu Công nghiệp Thăng Long 3, tỉnh Vĩnh Phúc.
Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô giữa Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp (năm 2023 - 2024) nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.
Đây là năm thứ tư Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa.
Trong khuôn khổ chương trình năm nay, Toyota đã hỗ trợ trực tiếp cho 7 nhà cung cấp trong nước bao gồm: Công ty cổ phần FITEK Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Toyo Taki Việt Nam, Công ty TNHH 1 thành viên Cơ khí Z179, Công ty cổ phần CNCTech Thăng Long, Công ty cổ phần Điện Tử G8, Công ty cổ phần xây lắp và thiết bị công nghiệp MEKAMIC và Công ty cổ phần Phụ Tùng Máy Số 1.
Cụ thể, Toyota đã cử chuyên gia đến các nhà cung cấp để tìm ra những vấn đề đang tồn tại và tiến hành tư vấn, hỗ trợ tại hiện trường. Đặc biệt, 2 nhà cung cấp được hỗ trợ trong dự án năm 2022 là Công ty Cổ phần công nghiệp Kim Sen và Công ty TNHH 1 thành viên Cao su 75 đã đồng hành cùng Toyota chia sẻ những kiến thức đã được đào tạo để lan tỏa sự hỗ trợ tích cực tới các nhà cung cấp của năm nay, qua đó đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Sau hơn 6 tháng triển khai, hoạt động này đã ghi nhận kết quả rất khả quan về các hoạt động cải tiến 5S, An toàn lao động và Kaizen trong nhiều lĩnh vực như giảm tồn kho và diện tích nhà xưởng, tối đa hóa chi phí, tăng năng suất cũng như cải thiện môi trường làm việc của người lao động... ở cả 7 nhà cung cấp với một số kết quả nổi bật như sau:
Diện tích nhà xưởng |
Tiết kiệm 3.650m2 |
Năng suất dây chuyền |
Tăng 74% |
Hàng tồn kho |
Giảm 59% |
Đồ vật không sử dụng |
Loại bỏ 60 tấn |
Tại buổi tổng kết, đại diện 7 nhà cung cấp đã chia sẻ về những hoạt động cải tiến và các kết quả đạt được sau khi được các chuyên gia của Toyota tư vấn và hỗ trợ cũng như kế hoạch tiếp theo để đẩy mạnh các hoạt động cải tiến 5S, An toàn lao động và Kaizen dựa trên những kiến thức đã được đào tạo.
Các doanh nghiệp chia sẻ về các kết quả đạt được khi tham gia chương trình |
Ông Cao Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp đánh giá cao những nỗ lực của Ban điều phối dự án cùng sự hợp tác tích cực của Toyota Việt Nam và hy vọng Toyota sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong tương lai.
Chia sẻ về dự án này, Ông Ugi Hitoshi, Giám đốc Khối Nội địa hóa Toyota Việt Nam cho biết, chúng tôi hi vọng chương trình đã đem đến những kiến thức và kỹ năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực và cải thiện sản xuất. Dựa trên những kết quả đạt được của dự án hợp tác này, Toyota Việt Nam sẽ có thể tiếp tục đồng hành với Cục Công nghiệp, Bộ Công thương hỗ trợ thêm nhiều nhà cung cấp thuần Việt cải thiện hoạt động và từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng cho ngành ô tô trong thời gian tới.
Sau bốn năm triển khai (2020 - 2023), Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô đã tổ chức nhiều hoạt động như đào tạo cải tiến sản xuất, tư vấn tại hiện trường, sàng lọc và tìm kiếm nhà cung cấp,… để giúp các nhà cung cấp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thông qua dự án, Toyota đã kết nối với hơn 60 nhà cung cấp nội địa, tuyển dụng được một số nhà cung cấp và đang cân nhắc thêm 6 nhà cung cấp tiềm năng.
Bên cạnh việc hợp tác với Bộ Công thương, trong năm 2023, Toyota cũng triển khai một dự án mới cùng Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô.
Các nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp nội địa thể hiện cam kết mạnh mẽ của Toyota Việt Nam trong việc đồng hành cùng sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.
-
Ra mắt thương hiệu Merry Plaza với mô hình thương mại tích hợp linh hoạt đầy tiềm năng -
EU điều tra phòng vệ thương mại mới các sản phẩm hợp kim mangan và silicon -
Biwase chọn Cnim Martin cung cấp thiết bị lò đốt rác sinh hoạt thứ hai tại Bình Dương -
Mở khóa ngoại giao công nghệ bằng trái tim chân thành -
Chính sách công nghiệp cần tập trung khắc phục những hạn chế cố hữu -
Công ty Chứng khoán DSC nhận định tích cực về triển vọng cổ phiếu HHV trong năm 2025 -
Liên minh Doanh nhân Vùng Vịnh lớn thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn