Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
TP. Huế miễn phí tham quan cung An Định
Duy Hữu - 19/01/2015 09:02
 
Từ ngày 20/1 đến 30/3, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế miễn phí tham quan cung An Định.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Trưng bày 153 phiên bản Châu bản triều Nguyễn
Nhìn lại những hình ảnh rực rỡ của Festival Huế 2014

Cung An Định nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, bên bờ sông An Cựu, có lối kiến trúc kết hợp Đông - Tây. Đây là nơi sinh hoạt của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương sau khi thoái vị.

Cung An Định quay mặt về hướng Nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m, trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn, Cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, hồ nước...

Cung An Định trong quần thể di tích Cố đô Huế

Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay Cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.

Để người dân địa phương cũng như du khách thêm yêu và có ý thức gìn giữ di tích Cố đô Huế nói chung, cung An Định nói riêng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quyết định từ ngày 20/1 đến 30/3, sẽ mở cửa miễn phí đón khách tham quan không gian trưng bày, triển lãm tại điểm di tích đặc sắc lầu Khải Tường thuộc cung An Định. 

Kiến trúc tuyệt vời bên trong cung An Định

Không gian trưng bày gồm hai chủ đề là: "Nơi ở của bà Hoàng Thái Hậu và gia đình vua Bảo Đại trong giai đoạn 1945 - 1955", với gần 100 hiện vật gốc, tái hiện không gian sinh hoạt của gia đình vua Bảo Đại.

Chủ đề thứ hai là "Một số hình ảnh về vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương", với hơn 40 hình ảnh và gần 30 tài liệu sách báo về vị vua và hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn.

Được biết, vé tham quan cung An Định là 20.000 đồng/lượt/khách.

Sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định. Sau năm 1975, Cung An Định được sử dụng làm khu nhà tập thể cho gia đình các giáo sư Đại học Huế và bị xuống cấp nghiêm trọng, cho đến năm 2001 mới được phục hồi, trùng tu. Đến nay 6 bức bích họa ở lầu Khải Tường dưới sự giúp đỡ của CHLB Đức đã được phục hồi theo phương pháp phục hồi hoàn nguyên và sử dụng các chất bảo quản nhằm ngăn chặn những tác hại của môi trường, trả lại diện mạo vốn có của nó trong nội điện di tích cung An Định.
Phát hiện mỏ neo khổng lồ bằng gỗ nguyên khối dưới đáy biển

Một mỏ neo cực lớn làm bằng gỗ nguyên khối có bọc sắt ở đầu vừa được ngư dân phát hiện ở cửa biển Thuận An cũ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Du lịch - linh hồn của đô thị Thừa Thiên Huế

(baodautu.vn) Tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực hướng đến trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó nhấn mạnh quy hoạch phát triển đô thị gắn liền với Cố đô Huế và lấy du lịch làm ngành công nghiệp mũi nhọn. Để thực hiện điều đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định sớm quy hoạch phát triển ngành du lịch hiện đại, kết hợp với phát huy truyền thống và giá trị vốn có của địa phương.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư