
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom
-
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025 -
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
Cục Thống kê TP.HCM vừa mới công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7/2023 với mức tăng 0,15% so với tháng trước.
Trong 11 nhóm hàng tính CPI thì có 7 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng hoá và dịch vụ khác với 1,01%. Có 3/11 nhóm hàng hóa giảm, gồm: dịch vụ bưu chính viễn thông (giảm 0,28%), nhà ở và vật liệu xây dựng (giảm 0,18%), giáo dục (giảm 0,01%). Nhóm thuốc và dịch vụ y tế không biến động.
![]() |
Bình quân 7 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,50% so với cùng kỳ. |
Về diễn biến một số nhóm ngành hàng tăng giá tháng 7 so với tháng trước, Cục Thống kê TP.HCM cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,32%. Trong đó, nhóm thực phẩm tăng 0,17%; thuỷ sản tươi sống tăng 0,99% do điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến việc đánh bắt thủy hải sản của ngư dân; các loại rau tươi, khô và chế biến tăng 1,39% do thời tiết mưa nhiều và nguồn cung giảm…
Do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên dịch vụ ăn uống ngoài gia đình cũng tăng khá với mức 0,60%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,31%, do nhu cầu tiêu dùng tăng, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%...
Tiếp đến, nhóm giao thông tăng 0,30%, chủ yếu do phụ tùng giao thông tăng 0,06%, giá dầu diesel tăng 3,91%, dịch vụ giao thông công cộng tăng 9,11%...
Nhóm hàng hóa, dịch vụ khác cũng tăng 1,01%, chủ yếu do bảo hiểm y tế cho công chức tính theo lương cơ sở mới tăng từ ngày 1/7.
Theo Cục thống kê TP.HCM, so với tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,10%, trong đó nhóm giao thông giảm 8,97% và nhóm dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 2,99%; 9 nhóm còn lại đều tăng giá, nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức tăng là 15,12%.
Bình quân 7 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,50% so với cùng kỳ (bình quân 7 tháng đầu năm 2022 tăng 2,12%), chỉ trừ nhóm giao thông giảm 5,34% và bưu chính viễn thông giảm 0,75%; 9 nhóm còn lại đều tăng, trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,18%, đồ uống và thuốc lá tăng 4,48%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 4,64%, văn hóa giải trí tăng 4,60% và giáo dục tăng 15,26%.
Ngoài ra, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2023 tăng 0,55% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,56% so với cùng kỳ 2022.

-
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm -
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025 -
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD -
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài