-
Bình Định thiếu chỗ để khách “tiêu tiền” -
Trong 10 năm, có hơn 7.500 du khách, nhà thám hiểm chinh phục hang Sơn Đoòng -
Loạt điểm đến Sun World nhuộm sắc đỏ cờ mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam -
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long
Mục tiêu 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế
Ngày 10/1, Sở Du lịch TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết ngành du lịch TP.HCM 2023 và phương hướng nhiệm vụ 2024.
Trong năm 2023 tổng khách quốc tế đến TP.HCM đạt 5 triệu lượt khách, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2022; khách du lịch nội địa ước đạt 35 triệu lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022; tổng thu du lịch ước đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 100% so với kế hoạch năm 2023.
Bước sang năm 2024, ngành du lịch TP.HCM đặt mục tiêu đón tối thiểu 6 triệu lượt khách quốc tế, 38 triệu khách du lịch nội địa và 190.000 tỷ đồng từ doanh thu ngành du lịch.
Để đạt được điều này, ngành du lịch TP.HCM hướng đến xây dựng sản phẩm theo đúng định hướng trong Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch. Trong đó, có thể kể đến các nhóm sản phẩm chiến lược như: Nhóm sản phẩm đặc thù (sản phẩm du lịch đường thuỷ, giải trí, lễ hội), nhóm sản phẩm chính (sản phẩm tham quan di tích lịch sử - văn hoá, MICE, ẩm thực, mua sắm), sản phẩm bổ trợ (du lịch y tế, sinh thái và cộng đồng, golf).
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết ngành du lịch TP.HCM 2023 và phương hướng nhiệm vụ 2024. |
Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, trong năm 2024, ngành du lịch sẽ tập trung triển khai Đề án du lịch thông minh trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2025, triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số, thực hiện Chiến dịch truyền thông “TP.HCM chào đón bạn”…
Ngoài ra, TP.HCM sẽ triển khai các chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM với 6 vùng và 46 tỉnh, thành, trọng tâm là xây dựng các sản phẩm liên kết (có thời gian lưu trú tối thiểu 2 ngày tại TP.HCM).
“Đồng thời, TP.HCM sẽ nâng tầm và nâng chất các sự kiện định kỳ hiện có của du lịch Thành phố như: Lễ hội áo dài, Ngày hội du lịch, Hội chợ du lịch Quốc tế... và phấn đấu đưa sự kiện Lễ hội Sông nước trở thành sự kiện đặc trưng của TP.HCM”, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ.
Là một trong những sản phẩm nổi bật tại TP.HCM, mô hình du lịch cộng đồng tại ấp Thiềng Liềng, huyện Cần Giờ hướng đến phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch gắn với hộ gia đình; khai thác du lịch gắn liền với bảo tồn văn hóa, tập quán, hoạt động sinh kế đến du khách.
Theo đại diện UBND huyện Cần Giờ, qua hơn một năm đi vào hoạt động, điểm đến du lịch này được bình chọn là 1 trong 100 điều thú vị của TP.HCM. Mới đây, huyện Cần Giờ cùng Sở Du lịch TP.HCM đang triển khai giai đoạn hai với các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị sinh thái tự nhiên, không gian check-in mang bản sắc đặc trưng của địa phương. Trong đó, huyện sẽ chú trọng phát triển du lịch sinh thái rừng, nông nghiệp, biển và hướng đến các hoạt động tiêu dùng xanh trong du lịch, giảm sử dụng túi ni lông có phân hủy…
Trong năm 2023, mục tiêu đón khách du lịch nội địa và quốc tế đạt 100% so với kế hoạch năm 2023. |
Cần chính sách hỗ trợ
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, với những kết quả đạt được, TP.HCM được công nhận Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á, Điểm đến Lễ hội và Sự kiện hàng đầu châu Á… nằm trong top 100 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2023.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến TP.HCM mặc dù có tăng trưởng mạnh so với năm 2022, song chỉ mới phục hồi khoảng 60% so với năm 2019, trong khi tỷ lệ này của cả nước là 70%.
Trong top 100 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2023 (dựa trên 6 tiêu chí gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch, chính sách du lịch và sức hấp dẫn của điểm đến, sức khỏe và an toàn, tính bền vững), TP.HCM đứng thứ 85. Trong khi đó, nhìn sang các nơi khác trong khu vực thì Singapore xếp thứ 11, Bangkok xếp thứ 33, Phuket thứ 80 và Pattaya-Chonburi thứ 84.
Điều đó cho thấy, du lịch TP.HCM cần phải bứt phá hơn nữa bằng nhiều giải pháp, cách làm mới, sáng tạo hơn nữa, đồng thời cần có sự chung tay phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, bởi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp.
Đồng tình với nhận định này, ông Trần Quang Duy, Giám đốc Công ty cổ Phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt thông tin, dựa trên các khảo sát về xu hướng du lịch của du khách trong và ngoài TP.HCM, doanh nghiệp nhận thấy rằng nhu cầu đi du lịch tại TP.HCM chưa thật sự tương xứng với tiềm năng thành phố có được.
Các doanh nghiệp trong ngành du lịch cần có thêm nhiều hỗ trợ để bứt phá trong năm 2024. |
Cụ thể, mặc dù các chương trình du lịch nội đô xuất hiện và mang nhiều nét riêng, đặc sắc nhưng vẫn chưa thật sự tiếp cận và phổ biến nhiều đến du khách trong và ngoài nước. Một số khó khăn cũng đến từ việc liên kết với các điểm, khu du lịch trong xây dựng sản phẩm. Bên cạnh đó, các điểm đến, khu du lịch cần được đầu tư, cải tạo...
“Do đó, để việc khai thác các sản phẩm du lịch nội đô trên địa bàn TP.HCM đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao, tôi rất mong các sở ban ngành tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành các giải pháp như: Cải thiện, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch; đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch đường thủy; cần đẩy mạnh thêm nhiều hoạt động trải nghiệm thay vì chỉ thuyết minh cho khách du lịch bằng công nghệ…”, ông Duy chia sẻ.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Dũng, để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực tăng trưởng cho kinh tế TP.HCM, tôi đề nghị tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động như: Đẩy mạnh xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực cho du lịch phát triển gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; nâng chất và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tiếp tục thúc đẩy việc liên kết du lịch vùng hiệu quả, thực chất; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...
-
Đề xuất mở rộng đối tượng miễn phí tham quan phố cổ Hội An -
Băng dày 5 mm phủ đỉnh Fansipan, hiện tượng kỳ thú những ngày đầu năm mới 2025 -
30 năm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long -
Hai di tích trong khu phố cổ Hà Nội thu phí tham quan từ ngày 2/1 -
Sắp triển khai công viên nước “Cá chép hóa rồng” tại CaraWorld: Điểm đến mới của Cam Ranh -
Du lịch Hà Nội thu 594 tỷ đồng trong ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 -
Đón chờ năm 2025 rực rỡ của du lịch Việt Nam
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
2 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
3 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
4 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/1
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025