-
Quảng Trị chấp thuận đầu tư dự án Cụm công nghiệp Gio Linh
-
Bến Tre đầu tư 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
-
Lãnh đạo Quảng Trị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng
-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông
-
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch
Đề xuất này được UBND TP.HCM nêu trong văn bản số 7836/UBND-DA gửi Văn phòng Chính phủ ngày 3/12 để phục vụ cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035.
Nêu ý kiến về ngành công nghiệp đường sắt, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì xây dựng Đề án phát triển công nghiệp đường sắt gắn với công nghiệp phụ trợ sớm trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và đường sắt đô thị của 2 Thành phố và các tuyến đường sắt trong tương lai.
![]() |
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chuẩn bị vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024. |
Trường hợp được giao nghiên cứu phát triển công nghiệp đường sắt, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trực thuộc UBND TP.HCM.
Nếu được chấp thuận thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị, TP.HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù để tập đoàn này được phép huy động vốn, được Nhà nước giao tổ chức thực hiện hoặc tự thực hiện công tác thiết kế, quản lý dự án, đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác.
Ngoài ra, Thành phố đề xuất cho Tập đoàn đường sắt được phép kinh doanh bất động sản khu vực vùng phụ cận nhà ga và depot theo mô hình TOD, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.
TP.HCM kỳ vọng từng bước phát triển tập đoàn này lớn mạnh, đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp để vươn mình phát triển công nghiệp đường sắt phục vụ cho phát triển đường sắt đô thị của Thành phố, của vùng, cho cả nước và tiến tới có thể xuất khẩu sang các nước khu vực và trên thế giới.
Việc xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn đường sắt đô thị sẽ triển khai song song với tiến trình chuẩn bị đầu tư các dự án trong đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM đến năm 2035.
Theo Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM, từ nay đến năm 2035, Thành phố sẽ xây dựng 6 tuyến metro với tổng chiều dài 183 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư cho 6 tuyến là 871.216 tiỷ đồng (khoảng 36,3 tỷ USD).
Đề án cũng đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ chuyển giao và làm chủ công nghệ đường sắt đô thị, đạt tỷ lệ nội địa hóa 30-40% đối với các phương tiện, thiết bị và hệ thống thông tin tín hiệu.

-
Những nút thắt cuối và tín hiệu tích cực cho 11 dự án BOT giao thông -
Hút vốn đầu tư vào ngành điện -
Siêu dự án 1,6 tỷ USD “tắc” vì quy hoạch -
Hà Nội thành lập Cụm công nghiệp làng nghề Sơn Hà giai đoạn 1 quy mô 5 ha -
EVN và tỉnh Đồng Nai bàn giải pháp gỡ vướng cho các công trình điện -
Vingroup khẳng định bố trí đủ vốn làm metro đến Cần Giờ -
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước 31/12/2026
-
Chính thức ra mắt Economy City - Thành phố kinh tế thịnh vượng phía đông Hà Nội
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại