
-
Tập đoàn Nga Rosatom đề xuất lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 cho Việt Nam
-
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Bình Định lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng, bến siêu du thuyền rộng 5.200 ha
-
TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập
-
Hà Nội thúc tiến độ hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án đầu tư công -
Đảm bảo các điều kiện để khởi công đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa trình UBND Thành phố dự thảo về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Trong đó, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công cho Đề án Phát triển hệ thống sắt đô thị TP.HCM giai đoạn 2026-2030 là 21,7 tỷ USD, tương đương 514.441 tỷ đồng.
Với số vốn này, TP.HCM sẽ đầu tư 6 Dự án metro gồm: tuyến số 1 (Bến Thành - An Hạ) 55.527 tỷ đồng; tuyến số 2 (Bến Thành - Thủ Thiêm và Tham Lương - An Sương) 48.325 tỷ đồng; tuyến số 3 (Hiệp Phước - Tân Kiên) 62.540 tỷ đồng; tuyến số 4 (Đông Thạnh - Bà Chiêm) 93.657 tỷ đồng; tuyến số 5 (Cần Giuộc - Vành đai 2) 94.296 tỷ đồng; tuyến số 6 (Âu Cơ - Phú Hữu) 160.093 tỷ đồng.
![]() |
TP.HCM hiện nay mới xây dựng được tuyến metro (Bến Thành - Suối Tiên) nhưng chưa vận hành thương mại - Ảnh: Lê Toàn |
Trong tổng số 21,7 tỷ USD, TP.HCM dự kiến vốn ngân sách địa phương là 12,9 tỷ USD, tương đương 304.441 tỷ đồng. Còn lại 8,7 tỷ USD (tương đương 210.000 tỷ đồng), Thành phố kiến nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ trong giai đoạn 2026-2030.
Đối với phần vốn Trung ương hỗ trợ, TP.HCM đề xuất Trung ương xem xét cho phép có cơ chế không tính vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của Thành phố vì số vốn thực hiện Đề án rất lớn, chiếm tỷ trọng rất cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố.
Mặt khác, việc thống kê báo cáo đánh giá thực hiện Đề án trong kế hoạch đầu tư công của Thành phố sẽ dẫn đến tỷ trọng phân bổ vốn cho giao thông đường sắt tăng cao đột biến khi thống kê về tỷ trọng vốn đầu tư công phân bổ theo từng lĩnh vực.
Do đó, việc thống kê vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm không phản ánh được tổng thể việc cân đối, phân bổ nguồn vốn đầu tư hài hòa cho các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ, văn hóa…
Để đánh giá sát và đúng thực tế về hiệu quả thực hiện Đề án, TP.HCM kiến nghị cần có cơ chế đánh giá riêng về kết quả thực hiện Đề án Phát triển hệ thống sắt đô thị, không tính vào chỉ tiêu đánh giá chung về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố.

-
TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập -
Hà Nội thúc tiến độ hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án đầu tư công -
Phát triển tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ: Cơ hội để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh -
Đảm bảo các điều kiện để khởi công đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định -
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch đến năm 2040, phát triển theo 6 phân vùng -
Bộ Xây dựng giao đầu mối chuẩn bị đầu tư 5 dự án đường sắt quốc gia
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?