
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, đến cuối tháng 3/2022, thành phố ghi nhận 44.493 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 1 đến trên 12 tháng với tổng số tiền hơn 4.000 tỷ đồng.
Trong số doanh nghiệp nói trên, khoảng 25.000 doanh nghiệp nợ 1-3 tháng với hơn 1.500 tỷ đồng, gần 6.400 đơn vị nợ trên 12 tháng với hơn 1.700 tỷ đồng. So với kế hoạch thu, tỷ lệ này chiếm 6,84%, tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021.
![]() |
Người lao động sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh họa) |
Đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết thêm, nguyên nhân nợ bảo hiểm tăng cao là vì nhiều doanh nghiệp thành lập, hoạt động, nhưng không khai báo lao động, cố tình không tham gia hoặc đóng không đủ với mức lương chi trả, chiếm dụng quỹ. Ngoài ra, Covid 19 kéo dài nhiều doanh nghiệp khó khăn, không thể duy trì sản xuất nên chậm đóng, để nợ.
Đáng chú ý, nhiều công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân một thời gian dài rồi “biến mất” khỏi địa bàn. Trong khi đó, việc xử lý doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan này cho biết đã đề nghị công an xử lý hình sự một số trường hợp nợ kéo dài, trốn đóng bảo hiểm, ảnh hưởng nhiều lao động. Tuy nhiên, đến nay, chưa doanh nghiệp nào bị khởi tố, dẫn đến tình trạng “lờn thuốc”. Cuối năm ngoái, riêng số nợ dưới một tháng và nợ khó thu ở TP.HCM hơn 1.400 tỷ đồng.
Người lao động bị ảnh hưởng nhiều nhất khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. Họ không được hưởng quyền lợi khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động...; khi nghỉ việc không được chốt sổ để nhận tiền trợ cấp. Để đảm bảo các chế độ cho người lao động ở những nơi nợ bảo hiểm, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho phép doanh nghiệp tách riêng các trường hợp này ra đóng trước.
Được biết, TP.HCM là địa phương có thu, chi bảo hiểm xã hội lớn nhất nước. Hiện nay, Bảo hiểm thành phố quản lý hơn 110.000 doanh nghiệp, đơn vị với hơn 2,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; hơn 51.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và gần 8,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.

-
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu