
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
Chiều 10/12, tại kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa X, UBND TP.HCM đã trình HĐND Thành phố Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị.
Điểm mới đáng chú ý trong Đề án này là mục tiêu đặt ra đến năm 2035 sẽ hoàn thành 355 km (cao hơn 172 km so với mục tiêu đặt ra trước đó là hoàn thành 183 km). Số vốn để đầu tư 355 km metro lên đến 40,2 tỷ USD, trong đó phần lớn là vốn đầu tư công.
Cụ thể, giai đoạn 2026-2030 cần 16,35 tỷ USD, trong đó, nguồn vốn từ ngân sách TP.HCM là 5,81 tỷ USD (chiếm 35,54%). Nguồn vốn dự kiến đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 3,86 tỷ USD (chiếm 23,61%).
Bên cạnh đó, Thành phố sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác là 4,34 tỷ USD (chiếm 26,54%). Ngoài ra, Thành phố huy động từ nguồn vốn BT trả chậm là 2,34 tỷ USD (chiếm 14,31%).
![]() |
Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được đầu tư bằng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tuyến metro này sẽ vận hành thương mại vào ngày 22/12/2024 - Ảnh: Lê Toàn |
Đến giai đoạn 2031-2035, TP.HCM cần 24 tỷ USD để đầu tư. Trong đó, ngân sách Thành phố là 13,3 tỷ USD (chiếm 55,45%); ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 4,52 tỷ USD (chiếm 18,80%).
Phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác là 1,97 tỷ USD (chiếm 8,19%); phương án huy động từ nguồn vốn BT trả chậm là 4,22 tỷ USD (chiếm 17,55%).
Khác với trước đây, nguồn vốn đầu tư các dự án metro phần lớn là từ nguồn vốn vay ODA nhưng lần này sẽ được đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân sách Nhà nước.
Theo UBND TP.HCM để đảm bảo hoàn thành 355 km đường sắt đô thị vào năm 2035 thì giai đoạn 2025-2027 phải hoàn thành công tác chuẩn bị dự án; giai đoạn năm 2027-2028, hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng để triển khai thi công.
Từ năm 2027 hoặc chậm nhất vào năm 2028 phải khởi công công trình. Giai đoạn 2031-2035, phải hoàn thành phần xây dựng công trình, lắp đặt hệ thống ray, đầu máy, toa xe, thiết bị thông tin tín hiệu...

-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô