Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
TP.HCM kiến nghị 4 nhóm vấn đề gỡ vướng dự án dùng vốn ODA
Trọng Tín - 29/06/2020 16:51
 
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án ODA, Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã đưa ra 4 nhóm vấn đề xin Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tháo gỡ.
Dự án metro số 1
Vốn ODA là nguồn lực quan trọng để TP.HCM thực biện các dự án trọng điểm, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và giải ùn tắt giao thông, giảm ngập nước.... Tuy nhiên, thời gian qua Thành phố cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. (Trong ảnh: Tuyến metro số 1 sẽ sớm được về đích đúng hẹn nếu tháo gỡ được khó khăn, vướng mắc. Ảnh: Trọng Tín)

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh với UBND Thành phố về các dự án ODA của TP.HCM diễn ra vào chiều 29/6, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện tại TP.HCM đang triển khai thực hiện 9 dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài.

Tổng vốn đầu tư của 9 dự án này là 122.567 tỷ đồng, trong đó vốn ODA là 102.732 tỷ đồng, vốn đối ứng là 19.835 tỷ đồng. Các dự án này tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chống ngập và cải thiện môi trường.

“Thành phố được được giao kế hoạch vốn ODA, vốn cấp phát và từ ngân sách trung ương là 5.044 tỷ đồng. Dự toán vốn ODA vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 14.190 tỷ đồng. Tính đến tháng 6, lũy kế giải ngân vốn ODA đạt 1.601 tỷ đồng, đạt 10,31% kế hoạch vốn giao”, ông Hoan cho biết.

Nguyên nhân giải ngân vốn ODA chậm được ông Hoan lý giải là có một số dự án Thành phố đang trình Thủ tướng cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm thủ tục điều chỉnh dự án.

“Các dự dự tuyến Metro số 1 và Metro số 2 mới được phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu, do vậy hai dự án này mới trong quá trình tổ chức đấu thầu và một số gói thầu đã bị hủy và tổ chức đấu thầu lại”, ông Hoan cho biết thêm, thời gian thực hiện dự án bị kéo dài nên cũng dẫn đến việc phải đàm phán hợp đồng đã ký để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đặc biệt là do ảnh hưởng bởi COVID-19 nên chưa thể hoàn tất các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại Thành phố, nhất đối với các gói thầu ngắn hạn cần phải có sự tham gia của các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.

Tuy nhiên, Thành phố chuẩn bị các cơ sở chuẩn bị cách ly để phục vụ cho các chuyên gia nước ngoài.

Ông Võ Văn Hoan đánh giá, vốn ODA là nguồn lực quan trọng để TP.HCM thực biện các dự án trọng điểm, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và giải ùn tắt giao thông, giảm ngập nước.... Tuy nhiên, thời gian qua Thành phố cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn ODA, ông Võ Văn Hoan cũng nêu đề xuất theo 4 nhóm.

Cụ thể, ở nhóm các dự án sử dụng vốn trung hạn, đối với tuyến đường sắt Metro số 1, TP.HCM kiến nghị các Bộ, ngành sớm có ý kiến về sử dụng đồng Yên (Nhật Bản) hay VNĐ trong thực hiện dự án. Trước đây, các Bộ cũng nhất trí cao trong giải pháp sử dụng đồng Yen, nhưng vẫn có ý kiến băn khoăn. 

“Sau khi có văn bản của Thủ Tướng thì các bộ ngành có bàn bạc nhưng chưa đạt được sự thống nhất cao, cái này ảnh hưởng đến nguồn lực phát triển của Thành phố. Trong nguồn vốn dự phòng có hơn 3 ngàn tỷ đồng giải ngân được, nếu như số tiền này sử dụng được rồi thì xin bố trí trung hạn, không chờ bố trí cho năm sau”, ông Hoan nói.

Đối với dự án tuyến metro số 2 hiện cũng đang khó khăn giải phóng mặt bằng. “Đối với dự án metro số 2 có 2 phần là cấu phần đầu tư và bồi thường giải phóng mặt bằng. Hiện nay, khi điều chỉnh tổng mức đầu tư thì cấu phần bồi thường giải phóng mặt bằng này với cấu phần xây dựng cũng đạt được yêu cầu của Trung ương. Tuy nhiên, quy định hiện nay là khi điều chỉnh tổng mức đầu tư không được vượt quá tổng mức mà Bộ Chính trị đã duyệt.

Ngay tại thời điểm mà TP.HCM tiến hành điều chỉnh dự án đang đứng trước một tình thế không thể làm khác được là trong có số 400 dự án đã trình cho Trung ương thì đã lập vào năm 2017. Tuy nhiên, ngay thời điểm TP.HCM ký hợp đồng với các nhà đầu tư là vào năm 2019 thì đã có những yếu tố làm tăng tổng mức đầu tư, kể các thiết bị máy móc, nhân công, tỷ giá. Bây giờ vào thực hiện thì gói xây lắp chưa có vấn đề gì,còn bồi thường giải phóng mặt bằng thì khoảng 3.400 tỷ nhưng khi tổ chức thẩm định giá lần chót vào năm 2020 và ban hành hệ số điều chỉnh giá và tổ chức bồi thường cho người dân lại tăng thêm 500 tỷ.

"Nếu bổ sung thêm 500 tỷ này thì vượt quá khỏi khung mà Trung ương đã duyệt trước đó, vậy thì có phải xin ý kiến Quốc Hội hay không? HĐND Thành phố xem xét bổ sung thêm 500 tỷ để sử dụng trong bồi thường giải phóng mặt bằng thì vấn đề này có phải xin ý kiến Trung ương hay không? Thứ hai là xem lại phần bố trí vốn để có thể chia ra trong phần xây lắp cho phần giải phóng mặt bằng, tuy nhiên không biết giải pháp này có thể sử dụng được hay không?", ông Hoan đặt vấn đề.

Ở nhóm các dự án liên quan đến sử dụng vốn dư, TP.HCM kiến nghị Bộ Tài Chính có văn bản xem xét cho Thành phố sử dụng vốn dư khoảng 76, 8 triệu USD của dự án vệ sinh môi trường Thành phố giai đoạn 2.

“Trong quá trình đấu thầu, Thành phố có lợi được 76,8 triệu USD nên sớm có đề xuất sử dụng số tiền này vào một dự án mới tương tự”, ông Hoan nói.

Nhóm vấn đề thứ ba là vấn đề liên quan đến hiệp định vay. TP.HCM kiến nghị Bộ Tài Chính xem xét sớm có văn bản xem xét điều chỉnh lịch trả nợ của hai khoản vay WB đến ngày 30/9/2027, thẩm định hồ sơ cho vay lại đối với dự án để làm cơ sở ký các hiệp định vay bổ sung vốn cho dự án theo hồ sơ mà Thành phố đã đề nghị.

Nhóm vấn đề cuối cùng là đề xuất cho dự án mới giai đoạn 2021 – 2025. Ông Hoan cho biết, hiện nay, TP.HCM đã vận động được 4 dự án mới, trong đó có 2 dự án gửi các bộ trình Thủ tướng để xem xét phê duyệt, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến của các bộ.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư