-
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
Đầu tư 1.035 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng -
Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng -
Lực hút từ Khu kinh tế Dung Quất -
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B -
Chuẩn bị trình văn bản pháp lý quan trọng nhất về đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khát vọng tự lực, tự cường
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2040, TP.HCM sẽ bố trí các hồ dự trữ nước tại huyện Củ Chi với diện tích 200 ha với dung tích 10 triệu m3 nước.
Đến giai đoạn sau năm 2040, Thành phố sẽ bổ sung thêm một hồ dự trữ nước tại huyện Bình Chánh với diện tích 100 ha với dung tích 5 triệu m3 nước. Ngoài ra, Thành phố tính đến việc xây dựng hệ thống ống dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) về các nhà máy nước để xử lý thành nước sạch.
Nguồn nước người dân TP.HCM đang dùng hiện nay được lấy chủ yếu từ sông Sài Gòn. Tuy nhiên, dòng sông này đang bị ô nhiễm nên việc cung cấp nước sạch tại TP.HCM đang gặp nhiều thách thức - Ảnh: Anh Quân |
Thông tin về việc quy hoạch 2 dự án hồ trữ nước được Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) công bố tại Hội thảo: “Cung ứng nước sạch cho TP.HCM và các đô thị Việt Nam: Thách thức và giải pháp” diễn ra chiều 26/12 tại TP.HCM.
Ông Trần Quang Minh, Tổng giám đốc Sawaco thừa nhận, TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức ngày càng gia tăng đối với ngành cấp nước do dân số tăng và quá trình đô thị hóa nhanh.
Đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu là yếu tố gây khó khăn, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu nước đầu vào và làm suy giảm chất lượng nguồn nước do ô nhiễm.
Hiện nay, nguồn nước sạch người dân TP.HCM đang dùng chủ yếu được lấy từ nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước thô từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn đang bị ô nhiễm và nhiễm mặn.
Vì vậy, việc xây dựng 2 hồ trữ nước quy mô lớn để TP.HCM có nguồn nước dự phòng trong trường hợp khẩn nguy do ô nhiễm nguồn nước thô, tình trạng xâm nhập mặn là cần thiết để cung cấp nước cho người dân Thành phố.
Cùng với giải pháp xây hồ chứa, TP.HCM dự kiến sẽ di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp tại Bình Dương đổ vào sông Thị Tính, sau đó đổ vào sông Sài Gòn.
-
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B -
Chuẩn bị trình văn bản pháp lý quan trọng nhất về đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khát vọng tự lực, tự cường -
TP.HCM muốn làm 2 hồ dự trữ nước 300 ha tại Củ Chi và Bình Chánh -
Làm xong 7 tuyến metro, TP.HCM mới thu phí ô tô vào trung tâm -
Trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào tháng 2/2025 -
Vẫn chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây -
Nghệ An chi 186 tỷ đồng xây dựng hồ điều hòa cạnh Đại lộ Vinh - Cửa Lò
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion