
-
Tập đoàn Vingroup đề xuất dự án điện gió gần bờ tại Quảng Bình
-
Quảng Nam yêu cầu sớm triển khai Khu thương mại du lịch phía Đông, tổng vốn 1.060 tỷ đồng
-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong
-
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427
-
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có Tờ trình số 8725/TTr-SKHĐT gửi UBND TP.HCM đề xuất điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương, trong đó đề xuất điều chỉnh vốn nhiều dự án hạ tầng giao thông do không giải ngân hết.
![]() |
Thi công nút giao An Phú, TP.Thủ Đức - Ảnh: Lê Toàn |
Dự án có số vốn bị điều chuyển lớn nhất là Dự án thành phần 2 bồi thường hỗ trợ tái định cư thuộc Dự án đường Vành đai 3, TP.HCM. Năm 2024, Thành phố bố trí 6.500 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, sau 6 tháng thực hiện khả năng không giải ngân hết nên Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chuyển 2.322 tỷ đồng cho dự án khác đang cần vốn.
Một dự án trọng điểm khác cũng được dồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công là nút giao thông An Phú, TP.Thủ Đức. Dự án này kế hoạch vốn năm 2024 đã giao là 1.320 tỷ đồng, tuy nhiên sau khi rà soát có khả năng không sử dụng hết nên được đề xuất điều chuyển 600 tỷ đồng cho dự án khác.
Cũng tại TP. Thủ Đức, Dự án Nút giao thông Mỹ Thuỷ (Dự án thành phần 1) năm nay được giao 907 tỷ đồng nhưng không dùng hết nên bị điều chuyển cho dự án khác 150 tỷ đồng.
Tại khu vực Sân bay Tân Sơn Nhất, Dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hoà, vốn được giao năm 2024 là 1.816 tỷ đồng. Thế nhưng sau khi rà soát tiến độ mới nhất thực hiện Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chuyển 1.490 tỷ đồng cho dự án khác.
Số liệu thống kê cũng cho thấy nhiều dự án được bố trí vốn hàng trăm tỷ đồng nhưng khối lượng thực hiện được rất thấp nên bị đề xuất chuyển số vốn rất lớn.
Ví dụ như Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lò Lu, phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức bố trí vốn năm 2024 là 586 tỷ đồng, song bị đề xuất điều chuyển 450 tỷ đồng do tiến độ giải ngân ì ạch.
Hay như Dự án bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3, TP.HCM năm nay bố trí 396 tỷ đồng, nhưng thực hiện chậm nên bị điều chuyển 380 tỷ đồng cho dự án khác.
Qua rà soát các dự án ở tất cả lĩnh vực, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đề xuất UBND Thành phố trình HĐND điều chuyển tổng cộng 8.407 tỷ đồng vốn đầu tư công từ các dự án giải ngân ì ạch sang các dự án giải ngân cao.
Trước đó tại kỳ họp vào tháng 3 và tháng 5/2024, HĐND TP.HCM đã quyết định điều chuyển tổng cộng 4.814 tỷ đồng từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án giải ngân cao để hoàn thành đưa vào khai thác.

-
TP.HCM dừng dự án BT Phan Đình Phùng, vướng mắc với nhà đầu tư chưa xử lý xong -
Hà Nội đầu tư hơn 650 tỷ đồng nâng cấp đường tỉnh 427 -
TP.HCM mong muốn hợp tác với Tây Ban Nha đầu tư hạ tầng giao thông -
Hà Nội duyệt dự án hầm chui Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 3000 tỷ đồng -
Hà Nội đầu tư hơn 500 tỷ đồng xây nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây -
Giao VEC thực hiện Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành vốn 15.030 tỷ đồng -
Bình Dương đề xuất TP.HCM dùng chung depot tại Thủ Đức khi làm tuyến metro đầu tiên
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
-
Cơ hội sở hữu bất động sản vàng trong tầm tay tại Kita Airport City
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Du lịch - Khách sạn - Resort
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025