
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM
-
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nghệ An công bố tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính
-
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính
![]() |
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM thông tin tại phiên họp (Ảnh: Huyền Mai). |
Đây là báo cáo của đại diện UBND TP.HCM với Chính phủ về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh tháng 8 và 8 tháng đầu năm, được tổ chức sáng nay tại điểm cầu trực tuyến ở TP.HCM.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM cho biết, Thành phố đang tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Trung ương về tập trung mọi nguồn lực để phòng chống dịch bệnh, kiểm soát triệt để nguồn lây, đảm bảo an toàn và ổn định tâm lý nhân dân.
Đồng thời, ngoài việc triển khai các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19 (gói hỗ trợ lần 2), TP.HCM sẽ hỗ trợ phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, tiềm năng của Thành phố giai đoạn 2021 – 2025 cũng như thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào 04 ngành công nghiệp trọng yếu, có hạm lượng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường,…
“Nhìn chung, kinh tế Thành phố đang dần phục và có khả năng tăng nhanh vào quý IV/2020.
Sự tăng trưởng đáng khích lệ tại thời điểm này là kết quả của sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị đồng lòng thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch Covid-19 vừa phục hồi kinh tế - xã hội”, ông Lê Thanh Liêm nói.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM, kinh tế Thành phố qua 8 tháng đầu năm chưa lấy lại đà tăng trưởng do chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, bất đồng giữa các nước về chính sách bảo hộ, đối phó dịch bệnh.
Trên thế giới, giá dầu thô giảm do mâu thuẫn giữa Nga và Ả Rập Saudi, nhu cầu đi lại và tiêu dùng hàng hoá giảm.
Trong nước, giá vàng tăng đột biến, hiện tượng xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu long, dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp và người lao động gặp nhiều khó khăn.
Ảnh hưởng từ khi ghi nhận thêm số ca nhiễm dịch Covid-19 tại Việt Nam từ cuối tháng 7/2020, bên cạnh một số nước là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam vẫn chưa mở cửa hoàn toàn khiến cho nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất bị thiếu hụt và thị trường tiêu thụ hàng hóa trên thế giới gặp nhiều khó khăn.
Tính chung 8 tháng năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Thống kê TP.HCM đánh giá, doanh nghiệp rất cần các biện pháp hỗ trợ cụ thể, nhanh chóng, mang tính đột phá.
Cụ thể như mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế cũng như thị trường đối tác xuất khẩu mới; khẩn trương rà soát, xem xét miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế; tuyên truyền và tăng cường kích cầu tiêu dùng trong nước nhằm ủng hộ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

-
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính -
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu tỉnh An Giang tập trung triển khai ba nhiệm vụ trọng tâm -
Công bố nhân sự lãnh đạo tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân “sợ hay ngại” khi đến cơ quan công quyền -
Công bố nhân sự Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập -
Quảng Ninh: Tiếp nối, kế thừa có phát triển, đổi mới để vươn xa hơn
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách