
-
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025 -
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier
![]() |
Thành bại tại tự doanh?
Thống kê kết quả kinh doanh quý I/2025 của 25 công ty chứng khoán lớn cho thấy, có đến 16 công ty ghi lợi nhuận sụt giảm, tương đương tỷ lệ 70%, thậm chí có công ty thua lỗ và chỉ 30% còn lại có lợi nhuận tăng trưởng.
Sau một thời gian nhiều công ty chứng khoán tập trung mạnh cho việc thúc đẩy hoạt động cho vay ký quỹ (margin), trong quý này, dù phần lớn vẫn ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu gia tăng, song mảng hoạt động này vẫn chưa đủ để kéo lợi nhuận cho cả công ty.
Tự doanh mới là mảng quyết định tăng trưởng của các công ty chứng khoán trong quý I/2025. Trên thực tế, những công ty đầu tư tập trung vào hoạt động tự doanh với giá trị danh mục tự doanh cao vẫn ghi nhận lợi nhuận tốt.
Có mức tăng trưởng lợi nhuận cao tốp đầu là CTCP Chứng khoán VIX, với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế lên đến 131%. Phần lớn doanh thu của VIX đến từ lợi nhuận thu được từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi - lỗ (FVTPL). Quý I/2025, VIX ghi nhận lãi từ tài sản FVTPL lên đến 784,5 tỷ đồng, tăng tới 284% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ chênh lệch tăng đánh giá lại các tài sản FVTPL. Với sự tăng trưởng này, tỷ trọng đóng góp của mảng tự doanh đã tăng từ 56% lên 80% tổng doanh thu hoạt động của VIX. Doanh thu hoạt động trong quý đầu năm nay của VIX gần chạm ngưỡng ngàn tỷ đồng (đạt 979 tỷ đồng) và cũng là quý có doanh thu cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty chứng khoán này.
VIX cũng đang sở hữu danh mục tự doanh lớn. Giá trị tài sản FVTPL tính đến cuối quý I/2025 là 12.622 tỷ đồng, thuộc Top 5 công ty chứng khoán có danh mục FVTPL lớn nhất thị trường hiện tại. Theo báo cáo tài chính quý I/2025, tài sản FVTPL của VIX đang tập trung vào cổ phiếu niêm yết, giá trị 5.912 tỷ đồng, với hơn 3.671 tỷ đồng là ủy thác đầu tư, còn lại đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết (1.158 tỷ đồng), trái phiếu chưa niêm yết (966 tỷ đồng) và chứng chỉ tiền gửi (300 tỷ đồng). So với hồi đầu năm, VIX không còn giữ tài sản là trái phiếu niêm yết trong danh mục FVTPL của mình.
Cùng với đó, VIX tiếp tục tăng trưởng về quy mô cho vay ký quỹ. Dư nợ cho vay hoạt động margin của VIX cuối quý I/2025 tăng 7% so với đầu năm, đạt mức 6.215 tỷ đồng. Lãi từ cho vay và phải thu vẫn tăng 39% trong quý đầu năm, song do tự doanh tăng mạnh, nên tỷ trọng đóng góp của lãi cho vay vào tổng doanh thu hoạt động đã giảm từ 32% của cùng kỳ xuống 16% trong quý này.
Ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 92,6%, VPBankS là công ty chứng khoán có lãi tăng mạnh thứ 2, sau VIX. Trong quý I/2025, doanh thu hoạt động của VPBankS đạt 703 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi từ FVTPL đạt 460 tỷ đồng, tăng 90,9% và đóng góp đến 65% tổng doanh thu hoạt động.
Trong đó, VPBankS đang để 15.782 tỷ đồng vào tài sản FVTPL, tăng 25% so với hồi đầu năm. Các tài sản này được phân bổ phần lớn vào trái phiếu, với giá trị 8.554 tỷ đồng, chủ yếu là trái phiếu chưa niêm yết. Giá trị đầu tư vào chứng chỉ quỹ là 4.649 tỷ đồng và đầu tư vào cổ phiếu 2.591 tỷ đồng (trong đó, hơn 1.616 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết). So với hồi đầu năm, VPBankS đã mua vào 173,6 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết phòng ngừa rủi ro chứng quyền.
Trong khi đó, không ít công ty chứng khoán phải ghi nhận tăng trưởng âm trong quý đầu năm cũng vì tự doanh. Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) là một trong số đó.
Báo cáo tài chính riêng của VDSC cho thấy, doanh thu hoạt động trong kỳ đạt 162 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lãi từ tài sản FVTPL giảm đến 77%, chỉ đạt 28 tỷ đồng. Nếu quý I/2024, hoạt động này đóng góp 45% doanh thu cho VDSC thì đến quý này, tỷ trọng đóng góp đã giảm xuống 17%. Trong khi đó, doanh thu từ môi giới cũng giảm 36%, đạt 34 tỷ đồng, còn lãi từ hoạt động cho vay chỉ tăng nhẹ 2,9%, đạt 91,8 tỷ đồng.
Lý giải về kết quả trên, VDSC cho biết, kết thúc quý I/2025, VN-Index tăng 1,77 điểm so với cùng kỳ và tăng 3,16% so với thời điểm cuối năm 2024. Mức tăng này thấp hơn đáng kể so với mức tăng tương ứng 13,64% của quý I/2024. Bên cạnh đó, giá trị thanh khoản bình quân phiên trong quý đầu năm chỉ đạt 18.179 tỷ đồng, giảm hơn 24% so với cùng kỳ năm 2024 (23.940 tỷ đồng). Dù vẫn có lợi nhuận, nhưng những diễn biến bất lợi này đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu nhiều mảng của VDSC, đặc biệt là hoạt động đầu tư và môi giới. Kết quả, lợi nhuận trước thuế quý I/2025 của VDSC chỉ đạt 21,5 tỷ đồng, giảm tới 84%.
Bết bát hơn VDSC là CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS), khi công ty chứng khoán này thậm chí còn báo lỗ sau thuế trong quý đầu năm. Mảng tự doanh của TPS ghi nhận kết quả thua lỗ khi lãi từ các tài sản FVTPL là 228,6 tỷ đồng, nhưng lỗ các tài sản FVTPL lại lên đến 251 tỷ đồng, tương đương lỗ gần 23 tỷ đồng. Hoạt động cho vay và phải thu cùng các hoạt động khác đóng vai trò bệ đỡ cho TPS trong quý I vừa qua. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế còn hơn 2 tỷ đồng, nhưng sau khi trừ đi chi phí thuế, TPS lỗ ròng hơn 7,1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, TPS lãi hơn 75 tỷ đồng.
Hay như BSC cho biết, lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt 81 tỷ đồng, giảm 41% so với quý I/2024. Trong khi doanh thu không biến động mạnh, nhưng sự sụt giảm lợi nhuận chủ yếu do lỗ các tài sản tài chính FVTPL.
Thống kê 25 công ty chứng khoán cho thấy, 10/25 công ty có lãi từ tài sản FVTPL sụt giảm trong quý I/2025, trong khi có 14 công ty tăng trưởng lãi từ hoạt động này (Yuanta không tự doanh). Phần lớn tỷ trọng đóng góp của lãi FVTPL vào cơ cấu doanh thu hoạt động tại 14 công ty chứng khoán này tăng cho thấy vai trò quan trọng của mảng tự doanh trong quý vừa qua. Trong khi đó, ở mảng lãi từ cho vay và phải thu, quý đầu năm chỉ chứng kiến số ít công ty chứng khoán giảm lãi ở hoạt động này, như MBKE hay VND.
Tự doanh và margin thay phiên nhau trở thành trụ đỡ cho các công ty chứng khoán. Trong các phương án tăng vốn, phần lớn khoản tiền huy động được bổ sung vốn cho 2 mảng hoạt động này.
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 mới đây của Chứng khoán DNSE, đại diện “cá mập” PYN Elite cũng đặt câu hỏi với lãnh đạo DNSE xung quanh vấn đề này.
PYN Elite đề cao tự doanh và cho rằng, trên thị trường, các công ty chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận cao đều có sự đóng góp lớn từ mảng tự doanh (trên 50% doanh thu). Trước bối cảnh thị trường chứng khoán năm 2025 có triển vọng tốt để các công ty chứng khoán kiếm tiền từ tự doanh, PYN Elite cho rằng, nếu DNSE không đẩy mạnh hoạt động này thì sẽ là điều đáng tiếc.
Mặc dù định hướng của mỗi công ty khác nhau, song không thể phủ nhận vai trò của mảng tự doanh trong cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán.
Quy mô cho vay ký quỹ tiếp tục gia tăng
Trên thực tế, vẫn có nhiều công ty tăng trưởng tốt nhờ đẩy mạnh các hoạt động khác.
Lãi lớn nhất trong quý I/2025 tiếp tục điểm tên TCBS với lợi nhuận trước thuế 1.310 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tại TCBS, các mảng hoạt động được phân bố khá đồng đều. Quý này, tuy lãi từ tự doanh sụt giảm, song các mảng cho vay ký quỹ, hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành đã trở thành động lực cho TCBS.


Tổng kết quý I/2025, có 2 công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận trên ngàn tỷ đồng, bao gồm TCBS (1.310 tỷ đồng) và SSI (1.017 tỷ đồng). Cùng kỳ năm ngoái, chỉ có TCBS đạt lợi nhuận trên ngàn tỷ đồng.
Chỉ số vẫn tăng, song thanh khoản yếu trên thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tự doanh, môi giới của các công ty chứng khoán. Dù vậy, các công ty có vốn hóa lớn vẫn có lợi thế về quy mô và thị phần, tiếp tục đạt được những khoản lợi nhuận cao. Top 5 công ty chứng khoán có lợi nhuận cao nhất trong quý đầu năm vẫn tiếp tục điểm tên những doanh nghiệp quen thuộc như TCBS, SSI, VPS, VNDirect, VIX.
Trong danh sách này, chỉ có VNDirect ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm. Ngược chiều với thị trường, lãi từ cho vay và phải thu của VNDirect sụt giảm 4,5% so với cùng kỳ, đạt 300 tỷ đồng. Lãi từ tài sản FVTPL đạt 721 tỷ đồng, chỉ tăng 8,7%, trong khi lỗ từ hoạt động này lên tới 315 tỷ đồng, tăng 144%. Nhìn chung, các hoạt động của VNDirect đều sụt giảm đáng kể, đưa doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán này tiếp tục giảm.
Bên cạnh mảng tự doanh và môi giới chịu ảnh hưởng đáng kể từ thị trường, mảng cho vay margin tiếp tục được các công ty chứng khoán đẩy mạnh.
Thống kê từ FiinTrade cho biết, tại thời điểm cuối quý I/2025, dư nợ margin của 70/85 công ty chứng khoán chiếm 99,7% quy mô vốn chủ sở hữu toàn ngành đạt gần 275.000 tỷ đồng, tăng 13% (tương đương 31.600 tỷ đồng) so với quý trước. Đây là quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp đối với quy mô margin toàn thị trường tính từ quý I/2023, nhưng chỉ có 4/85 công ty chứng khoán duy trì được chuỗi tăng trưởng về dư nợ margin như vậy, trong đó, đáng chú ý là TCBS và ACBS.
Nhóm ghi nhận tăng trưởng vượt trội về dư nợ margin trong quý I/2025 nổi bật là SSI, TCBS, VPS, KIS Việt Nam, VCBS, VPBankS và một số công ty chứng khoán nhỏ như Chứng khoán Dầu khí (PSI) và Chứng khoán APG (APG).
Xét trên toàn thị trường, tổng dư nợ cho vay margin hiện tương đương 97,6% vốn chủ sở hữu toàn ngành, vẫn còn thấp so với mức trần 200% theo quy định. Dư nợ margin trong quý I/2025 tăng 13% so với quý trước. Mức tăng trưởng dư nợ này góp phần làm tăng thanh khoản và hỗ trợ hoạt động mua ròng của nhà đầu tư cá nhân.

-
ĐHĐCĐ BIDV: Không có kế hoạch tham gia lập sàn giao dịch tài sản số, để ngỏ kế hoạch lợi nhuận
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Trái chiều bức tranh lợi nhuận công ty chứng khoán -
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025 -
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II?
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"