-
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh -
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng
Kết hôn năm 2018 nhưng 5 năm sau, vợ chồng chị Nguyễn Vân Anh và anh Nguyễn Văn Đức, quê Nghệ An mới chạm đến niềm hạnh phúc ngọt ngào làm cha, làm mẹ. May mắn đã gõ cửa trước những nỗ lực kiên trì, không từ bỏ hành trình dài đầy khó khăn thử thách mang tên hiếm muộn.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp đang can thiệp cho bệnh nhân. |
Mùa xuân năm Giáp Thìn 2024, hai chàng trai nhỏ Nguyễn Trọng Đăng Khôi - Nguyễn Trọng Đăng Khoa đã là "thanh niên" có tuổi, chắc chắn rằng mỗi dịp Tết đến xuân về sẽ là những mốc thời gian tươi đẹp nhất, vợ chồng chị Vân Anh không còn phải e dè, ngượng ngùng trong những buổi gặp gỡ họ hàng đầu năm mới. Trong ngôi nhà nhỏ luôn rộn rã tiếng cười con trẻ, khúc hát ầu ơ của bà của mẹ bên cạnh bé yêu.
Sau thời gian yêu thương tìm hiểu, chị Nguyễn Vân Anh (1996) và anh Nguyễn Văn Đức (1994) quyết định tiến tới hôn nhân để vún đắp tình yêu "đơm hoa kết trái".
Thời gian dần trôi nhưng tin vui vẫn chưa tới, 6 tháng sau ngày cưới, nhờ một người bạn giới thiệu đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng chị Vân Anh quyết định ra viện thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản.
"Ngày đấy vợ chồng mình làm công nhân ở Bắc Ninh, cũng gần Hà Nội nên đi khám xem thế nào chứ khi đó hai đứa vẫn nghĩ chắc không sao vì mới cưới được 6 tháng chứ không phải quá lâu. Ai ngờ khi cầm tờ kết quả thông báo hai vợ chồng chị không thể có con do bệnh lý từ người chồng, khi ấy mọi thứ trước mắt tối sầm lại và không dám tin vào sự thật này", chị Vân Anh nhớ lại khoảnh khắc đấy.
Không chấp nhận sự thật, những ngày sau đó hai vợ chồng lại tiếp tục hành trình đi khám ở những bệnh viện khác với hi vọng nhận lại kết quả khả quan hơn. Nhưng càng hy vọng thì nỗi buồn tủi, bế tắc lại càng bao trùm khi tất cả các kết quả xét nghiệm, siêu âm vẫn giống như lần thăm khám trước đó.
Với đồng lương công nhân ít ỏi, số tiền làm IVF (thụ tinh ống nghiệm) là quá lớn nên ngày đó hai vợ chồng đành gác lại hành trình tìm con bằng phương pháp này.
Có bệnh thì vái tứ phương, vẫn nuôi hi vọng mong có phép màu nào đó giúp có thai tự nhiên nên ai mách ở đâu có thầy giỏi, thuốc tốt là hai vợ chồng đều mua về uống, Đông Tây Y kết hợp nhưng mong mãi vẫn không thấy con về.
"Mỗi khi Tết đến xuân về, người ta đi chơi đông vui còn hai vợ chồng chỉ trốn ở nhà vì sợ người ta hỏi: Sao chưa có con? Sợ người ta lại chúc, nhanh có em bé. Mỗi lần như vậy lại quặn thắt ruột gan vì thiên chức thiêng liêng được làm mẹ, người phụ nữ nào chả mong chạm tới", những cảm giác cứ đằng đẵng theo chị Vân Anh suốt những cái Tết kể từ ngày kết hôn.
4 năm đằng đẵng trôi đi, biết bao hy vọng đợi chờ qua hàng trăm thang thuốc bắc, hàng chục loại thuốc tây y nhưng nhận lại vẫn là những chiếc que thử thai một vạch.
Vẫn nhớ lời bác sĩ tư vấn 4 năm trước, năm 2022 với số tiền ít ỏi hai vợ chồng dành dụm anh Đức chị Vân Anh quyết định vay mượn thêm người thân và quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội "tìm con".
Sau khi làm lại tất cả các xét nghiệm, chị Vân Anh lại một lần nữa lo sợ vì kết quả xét nghiệm cho biết chị mang gene Thalassemia thể lặn (người lành mang gene bệnh).
Vẫn còn một chút may mắn khi Anh Đức không mang gene bệnh này, hai vợ chồng được bác sĩ tư vấn làm thủ tục hoàn thiện hồ sơ và bắt đầu quá trình kích trứng thực hiện IVF.
Chia sẻ về trường hợp của anh Đức, bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp, chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, dựa vào tiền sử bệnh, xét nghiệm nội tiết, chúng tôi đánh giá vẫn có khả năng có con cho người bệnh bằng phương pháp Micro TESE.
Sau nhiều nỗ lực chị Vân Anh đã thụ thai thành công. Tưởng chừng mọi khó khăn đã qua, hành trình mang thai đôi của chị Vân Anh cũng không hề dễ dàng. Từ tuần 20 của thai kỳ, khi song thai lớn dần cũng là lúc quá trình giữ thai chính thức bước vào giai đoạn khó khăn liên tiếp.
Liên tục những cơn gò dọa sảy, sa cổ tử cung, thõng ối, ra máu thai kỳ…tất cả những điều đó như trở thành phép thử cho sự kiên trì của vợ chồng chị Vân Anh.
Tuần thứ 28 của thai kỳ bị ra máu, hai vợ chồng vội vàng vào viện, bác sĩ báo dọa sinh non và chỉ định nhập viện điều trị theo dõi tiêm thuốc cầm máu, giảm co cho đến khi thai kỳ ổn định. Cứ như vậy, cả thai kỳ được bác sĩ Khanh theo dõi sát sao cho đến khi sinh.
Hành trình tìm con đầy gian nan vất vả cuối cũng được đền đáp xứng đáng vào ngày 8/1/2023, chị Vân Anh vỡ ối và hạ sinh thành công hai thiên thần nhỏ Nguyễn Trọng Đăng Khôi, Nguyễn Trọng Đăng Khoa trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nội ngoại hai bên. Những giọt nước mắt hạnh phúc của của ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã rơi sau 5 năm mong mỏi đợi chờ.
Theo lời chị Vân Anh, có thể với bao cặp vợ chồng khác sinh được các con là điều đơn giản bình thường nhưng đối với gia đình mình niềm hạnh phúc được bế con trên tay là hành trình dài chờ đợi, vượt qua khó khăn cả về tài chính lẫn tinh thần nên mình trân trọng những may mắn và biết ơn sâu sắc những người bác sĩ vừa tài giỏi, vừa tận tâm giàu y đức. Mình muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nơi ươm mầm trẻ thơ, kết nối yêu thương hạnh phúc đong đầy.
"Đặc biệt, tôi nhắn gửi sự biết ơn tới bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp đã mổ tìm thấy tinh trùng cho chồng em, bác sĩ Hoàng Khanh đã đồng hành giúp đỡ 3 mẹ con những lúc khó khăn nhất của thai kỳ. Nhờ có bác Khanh mà mình đã hai con đã chịu ở lại trong bụng mẹ đến khi đủ cứng cáp và chào đời an toàn", chị Vân Anh xúc động chia sẻ.
Lắng nghe những tâm sự trải lòng về hành trình tìm con của các gia đình hiếm muộn, mỗi chúng ta lại thêm phần thấu hiểu hơn về những khó khăn, buồn tủi và cả những nghị lực phi thường mà họ phải đối mặt vượt qua.
Mong rằng câu chuyện của gia đình chị Nguyễn Vân Anh và anh Nguyễn Văn Đức sẽ truyền cảm hứng và là động lực cho các gia đình hiếm muộn mong con.
Hãy kiên trì, cố gắng và bền bỉ cho dù hành trình tìm con còn nhiều bế tắc khó khăn, hãy tin vào y học hiện đại, tin vào sự tài giỏi và giàu lòng y đức của đội ngũ y bác sĩ mang "trái ngọt" đến mỗi gia đình hiếm muộn mong con.
-
Thanh toán chi phí khám ngoại trú bảo hiểm y tế theo phân loại cơ sở khám, chữa bệnh -
Mua thuốc qua ứng dụng VNeID: Tiện ích và phản hồi tích cực từ người dùng -
Nhiều sai phạm, Phòng khám Skinbee bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động -
Tin mới y tế ngày 6/1: Hà Nội nỗ lực thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, sởi
-
Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Ô nhiễm không khí dự báo còn kéo dài -
Bộ Y tế lên tiếng về bệnh do vi rút gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc -
Vắc-xin cúm mùa - quà Tết sức khỏe cho người thân, gia đình -
Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời -
Tin mới y tế ngày 5/1: Dấu hiệu mắc phình động mạch não nguy hiểm -
“Khó chồng khó” trong quản lý an toàn thực phẩm
-
1 Viêm phổi không rõ nguyên nhân và dịch cúm lan rộng: Mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
2 Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng -
3 Năm 2024, Hà Nội thu hút được 2,2 tỷ USD vốn FDI, tăng 30% -
4 Tham vọng bứt tốc của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2025 -
5 Hàng vạn người dân Hà Nội xuống đường ăn mừng Việt Nam vô địch
- Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi”
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số