
-
Chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
-
Hải Dương đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông
-
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Lời giải nào cho bài toán thu hút nguồn vốn?
-
Đưa bến số 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện hoạt động từ cuối năm 2024
-
Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao -
Quảng Nam đang hoàn thiện hồ sơ Dự án Phát triển tích hợp thích ứng
Sáng 5/2, tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng được tổ chức tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã trao Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư đối với 19 dự án của doanh nghiệp.
Tổng vốn đăng ký của các dự án này là hơn 26.581 tỷ đồng và 2.691,7 triệu USD.
Trong đó, các dự án về bất động sản chiếm ưu thế với 3 dự án được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu gồm Dự án Khu đô thị mới bờ sông Dinh rộng 37 ha tại tỉnh Ninh Thuận (1.713 tỷ đồng); Dự án Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn tại tỉnh Thanh Hóa (3.046 tỷ đồng); Dự án Xây dựng Khu đô thị HADALAND Bảo Ninh Green City tại tỉnh Quảng Bình (1.800 tỷ đồng) ; Dự án Chung cư Hoàng đế tại tỉnh Khánh Hòa (490 tỷ đồng).
Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trao giấy quyết định chủ trương đầu tư cho Dự án Khu đô thị mới bờ sông Dinh |
Riêng lĩnh vực bất động sản công nghiệp, có 3 Dự án được trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư gồm Dự án Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 17 - Khu kinh tế Nghi Sơn tại tỉnh Thanh Hóa rộng hơn 570 ha của Công ty cổ phần Tập đoàn VAS Nghi Sơn (6.433 tỷ đồng); Dự án Xây dựng bất động sản công nghiệp tại Khu kinh tế Đông Nam, tỉnh Nghệ An rộng 10 ha của Tập đoàn Indochina Kajima Capital (50 triệu USD); Dự án Khu công nghiệp - Đô thị và Dịch vụ VSIP II Quảng Ngãi với phạm vi khảo sát 936 ha của Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi (270 triệu USD).
Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi trao nhận Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư: Dự án KCN-Đô thị và Dịch vụ VSIP II Quảng Ngãi |
Đáng lưu ý, có 2 dự án được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm Dự án đầu tư kho vận SIS Quảng Ngãi của Công ty TNHH Dịch vụ Hạ tầng Sembcorp Quảng Ngãi (Singapore, 17,1 triệu USD); Dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng tại Khu kinh tế Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư là 2.400,22 tỷ đồng của Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát.
Nhiều dự án về sản xuất công nghiệp cũng được trao quyết định chủ trương đầu tư dịp này. Trong đó, tỉnh Bình Định, Dự án Sản xuất gạch ốp lát granite tại Cụm công nghiệp Bình Nghi mở rộng, xã Bình Nghi do Công ty cổ phần Công nghiệp Kamado làm chủ đầu tư (998,64 tỷ đồng).
Ngoài ra, còn có Dự án Sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử (150 triệu USD) của Công ty TNHH Luxshare – ICT tại tỉnh Nghệ An; tỉnh Quảng Ngãi có Dự án Nhà máy sản xuất thép dây cuộn chất lượng cao Hòa Phát Dung Quất (3.200 tỷ đồng) của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất.
Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình trao quyết định đầu tư cho nhà đầu tư thực hiện dự án năng lượng. |
Lĩnh vực năng lượng cũng đóng góp 3 dự án được trao quyết định đầu tư gồm Dự án Trang trại Điện gió BT2 - Giai đoạn 2 (54,6 triệu USD) của Công ty Cổ phần Điện gió BT3 tại Quảng Bình; Dự án Nhà máy điện rác Khánh Hòa (3.250 tỷ đồng) của Tập đoàn AMACCAO; Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tuabin khí hỗn hợp sử dụng LNG tại tỉnh Bình Thuận của Tập đoàn AES (2,1 tỷ USD).
Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp khá kiêm tốn khi chỉ có 1 dự án được trao quyết định đầu tư tại tỉnh Phú Yên, với Dự án Chăn nuôi công nghệ cao của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ chăn nuôi Quang Minh với tổng vốn đầu tư 795 tỷ đồng.
Cũng trong dịp này, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã trao chủ trương cho phép cho Công ty cổ phần Create Capital Việt Nam nghiên cứu đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất Pin năng lượng mặt trời với tổng vốn đầu tư dự kiến là 50 triệu USD.
-
Lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai
-
Chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng
-
Hải Dương đề xuất đầu tư hơn 600 tỷ đồng vào các dự án xây dựng giao thông
-
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Lời giải nào cho bài toán thu hút nguồn vốn?
-
Đưa bến số 5, 6 khu bến cảng Lạch Huyện hoạt động từ cuối năm 2024 -
Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao -
Quảng Nam đang hoàn thiện hồ sơ Dự án Phát triển tích hợp thích ứng -
Đà Nẵng khơi lại dòng chảy FDI -
Quy hoạch và cơ chế: Nguồn năng lượng mới cho dự án điện sạch -
Giao bổ sung vốn 703,157 tỷ đồng thực hiện 3 dự án phục vụ VSIP Cần Thơ -
Kích hoạt động lực tăng trưởng: Không chỉ để phục hồi kinh tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/3
-
2 Hoán đổi nợ trái phiếu sang tài sản khác: Quyền đương nhiên của trái chủ
-
3 Dự án Khu dịch vụ chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: “Làm xiếc” trên đất công sản
-
4 Các doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
5 Tiếp tục gỡ vướng thiếu thiết bị, vật tư y tế
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam
-
Đội nữ Biwase đoạt chức vô định Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương-Cúp Biwase 2023
-
Vedan Việt Nam nhận giải Rồng Vàng 2023
-
BamBoo Airway chính thức mở đường bay kết nối Thủ đô Hà Nội và Cà Mau