-
Nhiều trường hợp người trẻ bị tổn thương não nghiêm trọng vì thuốc lá điện tử -
Hà Nội: Xử phạt các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm hơn 14,1 tỷ đồng -
Tử vong vì bệnh dại do gia đình chủ quan không tiêm vắc-xin -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới -
Chương trình "Hạt mầm khát vọng" đồng hành cùng quân nhân hiếm muộn
Với các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bé H.Đ.H. (5 tuổi 6 tháng, Hà Nội) được đưa tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ thăm khám phát hiện suy tuyến thượng thận. Đáng lo ngại hơi, nguyên nhân được xác định từ việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc được giới thiệu là thuốc đông y, hỗ trợ tăng cân.
Người dân cần hết sức lưu ý với các sản phẩm thuốc gắn mác thuốc đông y với tác dụng tăng cân, trị biếng ăn, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, ho, viêm da, giảm đau, sưng khớp… bởi chúng có thể bị trộn lẫn corticoid. |
Bé H.Đ.H. có tình trạng kém ăn, chậm tăng cân từ nhỏ. Mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng không đem lại hiệu quả. Được bạn bè giới thiệu, mẹ cháu H. tự tìm mua thuốc Đông y gia truyền với mong muốn hỗ trợ tăng cân cho con.
Sử dụng ròng rã suốt 3 tháng, bé H. tăng được khoảng 0,5kg. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng trở lại đây, toàn thân cháu xuất hiện tình trạng mọc lông bất thường, đặc biệt ở các vùng mặt, vai, cánh tay, lưng và chân. Ngoài ra, da của trẻ cũng sạm hơn, mặt tròn hơn.
Thấy con có những dấu hiệu bất thường, gia đình đưa cháu tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ kiểm tra.
Tại đây, sau khi tiến hành khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng, bác sỹ chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán.
Đặc biệt, kết quả định lượng cortisol (hormone tuyến thượng thận) trong máu lúc 9h sáng của bé giảm thấp: 56,9 nmol/L (mức bình thường: 140 - 700 nmol/L). Bác sỹ chẩn đoán xác định cháu H. bị suy tuyến thượng thận do thuốc, được kê đơn điều trị ngoại trú và hẹn lịch tái khám.
Xuất phát từ tâm lý nhiều cha mẹ “nuôi con béo mới khỏe”, không ít “thần dược” được gắn mác Đông y mang tên “tăng cân thần tốc” được rao bán tràn lan trên mạng Internet.
Đáng nói, phần lớn các “thương hiệu” này đều gắn dưới mác “Đông y gia truyền”, bởi vậy nhiều cha mẹ không tìm hiểu kỹ nên luôn nghĩ thuốc Đông y vô hại, uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc mà không hề lường trước được những hệ lụy nghiêm trọng phía sau.
Trực tiếp thăm khám và điều trị trường hợp của cháu H., ThS.BS Ngô Thị Cam, chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa sĩ Tây Hồ cho biết, cortisol là một hormone do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng điều hòa chuyển hóa đường trong cơ thể và chống lại các stress.
Corticoid là một chất kháng viêm mạnh, thường có trong thành phần của nhiềuloại thuốc điều trị các bệnh lý của các chuyên khoa, như thuốc nhỏ, xịt trong tai mũi họng; thuốc bôi trong da liễu; thuốc uống chống viêm trong nhiều bệnh lý và các thuốc không có nguồn gốc rõ ràng với quảng cáo giúp trẻ ăn ngon, tăng cân”.
Việc sử dụng các chế phẩm corticoid liều cao, kéo dài không theo chỉ dẫn của bác sỹ có thể gây ra những tác dụng phụ trên nhiều hệ cơ quan khác nhau như phù, tăng huyết áp; đái tháo đường, rối loạn mỡ máu; tăng nguy cơ nhiễm trùng da, mỏng da, rạn da, dễ bầm tím, mụn trứng cá;
Mặt tròn như mặt trăng, béo trung tâm, bướu lưng trâu, chi teo, teo cơ, loãng xương, chậm phát triển ở trẻ em; viêm loét dạ dày - tá tràng;
Suy giảm miễn dịch nên dễ nhiễm trùng cơ hội, giảm hiệu quả và tăng nguy cơ của vắc-xin, thèm ăn, rối loạn cảm xúc, trầm cảm; đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp;
Khi dừng đột ngột có thể gây ra tình trạng suy thượng thận cấp là 1 tình trạng cấp cứu có khả năng tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Ở nước ta, một số đông người dân, trong đó có các bậc phụ huynh thường có thói quen tự mua thuốc tại quầy thuốc để điều trị tại nhà và không theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ. Chính vì vậy tình trạng nhập viện vì biến chứng do sử dụng corticoid khá cao.
Bác sỹ Cam đưa ra khuyến cáo, người dân cần hết sức lưu ý với các sản phẩm thuốc gắn mác thuốc đông y với tác dụng tăng cân, trị biếng ăn, giảm nhanh các triệu chứng viêm họng, ho, viêm da, giảm đau, sưng khớp… bởi chúng có thể bị trộn lẫn corticoid.
Phụ huynh không nên tự ý sử dụng những thuốc có chứa thành phần này cho trẻ, chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ và tái khám định kỳ để được theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
"Việc theo dõi bao gồm đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, tốc độ phát triển của trẻ, xét nghiệm máu, kiểm tra mắt từ 1 - 3 tháng/ lần”, bác sỹ cho biết thêm.
-
Hà Nội xử phạt 7 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm -
Men gan cao gấp 100 lần sau khi uống nước của “thần y” -
Mối lo ma túy trộn trong thuốc lá điện tử -
Tin mới y tế ngày 9/12: Hàng nghìn người Hà Nội được tầm soát ung thư miễn phí -
Bệnh hô hấp tăng cao khi thời tiết chuyển lạnh -
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm -
Dược phẩm Thái Minh vươn tầm quốc tế với bộ nhận diện thương hiệu mới
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng