-
Ngày tiễn 23 tháng Chạp, tìm hiểu ngày đón ông Công, ông Táo về trần gian -
Cách làm mâm cỗ cúng đầy đủ ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp -
Báo chí góp phần lan tỏa hình ảnh đất và người An Giang -
Trẻ em vui Tết cổ truyền tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
Metro số 1 chính thức thu phí: Sạch sẽ, thoải mái, mang đến trải nghiệm giao thông hiện đại -
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Cục Báo chí, Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí nhằm cung cấp thông tin về hiện trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các xu hướng công nghệ nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh.
Trẻ em đang đối mặt với những nguy cơ bị những tác động xấu, bị bắt nạt, bị xâm hại trên môi trường mạng. |
Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Đặng Khắc Lợi, Phó cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay, Internet được coi là một phần tất yếu của cuộc sống, không chỉ người lớn mà trẻ em có thể truy cập, tìm kiếm những điều bổ ích và những điều minh thích.
Tuy nhiên, song hành cùng tiện ích lành mạnh là những tác động xấu, ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Để an toàn trên môi trường mạng, trẻ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nhận biết cần và đủ để không lạc lối khi bước vào thế giới này. Trong đó, báo chí đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền về các vấn đề trẻ em trên môi trường mạng.
Theo thống kê của Cục Báo chí, 8 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 145.000 tin, bài phản ánh liên quan đến trẻ em, như vậy, số lượng này rất lớn đối với các lĩnh vực khác.
Để nhiệm vụ này được thực hiện hiệu quả, không vi phạm các quyền của trẻ em, báo chí cần được trang bị nhiều hơn nữa về kiến thức và chia sẻ các giá trị đạo đức cụ thể trong truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.
Thông tin về hiện trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trượng mạng, bà Nguyễn Thị Nga, Phó cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, qua khảo sát tình hình sử dụng Internet tại Việt Nam thì có tới 87% số người sử dụng Internet hằng ngày.
Song chỉ 36% (hầu hết là trẻ em lớn, độ tuổi 16 - 17 tuổi) tham gia khảo sát trả lời đã được dạy để đảm bảo an toàn trên mạng. Đáng chú ý, trẻ em cũng có xu hướng “nghiện” mạng xã hội, trong khi môi trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Có những ngày học trực tuyến, nhiều trẻ tham gia từ 5-7 giờ trên mạng xã hội; trẻ em cũng có có xu hướng “nghiện” mạng xã hội ngoài giờ học trực tuyến.
Bên cạnh những lợi ích tích cực của Internet và mạng xã hội như: Giúp trẻ có thể tìm hiểu thế giới một cách dễ dàng; giúp gặp gỡ, giao lưu được với nhiều người; giúp chia sẻ tình cảm, thông tin… cũng có những mặt trái, tiêu cực là các thông tin giả, tin có nội dung xấu độc dễ tiếp cận với trẻ; khiến trẻ bị “nghiện” sử dụng…
Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi các em chưa ý thức được hết những nguy cơ rình rập trên mạng xã hội.
Khi bị xâm hại, hầu hết trẻ bị ảnh hưởng không tiết lộ ai là thủ phạm, trong những trẻ tiết lộ, hầu hết nói rằng thủ phạm là người lạ; 1 số trẻ cho biết đó là bạn trưởng thành hoặc bạn cùng trang lứa với các em. Việc trẻ không muốn nói ra thủ phạm là ai nhiều khả năng là do sợ tiết lộ hoặc sợ hậu quả.
Còn theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trẻ em rất dễ bị rơi vào “bẫy” của người lạ trên môi trường mạng mà không biết, không có kỹ năng để đề phòng.
“Trẻ dễ bị lôi cuốn vào các cuộc trò chuyện trên mạng với người lạ. Chẳng hạn những câu hỏi như: Em đi học có vui không? Hôm nay em mặc quần áo gì, đồng phục gì?
Khi trẻ chụp lại quần áo thì sẽ được khen đẹp thế, chân dài thế khiến trẻ càng bị dẫn dắt vào việc vô tình tiết lộ thông tin như chụp ảnh đằng trước đằng sau, rồi dần dần đến những hình ảnh nhạy cảm.
Đến lúc nào đó, những người này sẽ doạ nạt nếu không tiếp tục câu chuyện sẽ tung những hình ảnh đó lên mạng khiến trẻ lo sợ.
Ngoài ra, khi đăng ký tài khoản trên mạng xã hội, nhiều trẻ cũng vô tình công khai danh tính, quan hệ gia đình… cũng là nguy cơ để người xấu lợi dụng.
Nếu bố mẹ không đồng cảm, chia sẻ, không biết cách giúp đỡ, hỗ trợ trẻ mà uy hiếp bằng những câu hỏi tại sao làm thế này, tại sao làm thế kia, tại sao không cho phép mà vẫn làm… khiến trẻ càng sợ và giấu giếm.
Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống các văn bản pháp luật, các nghị định, thông tư của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em, tuy nhiên theo các chuyên gia, vai trò của gia đình, cha mẹ vẫn đóng vai trò quan trọng.
Theo các chuyên gia, các cơ quan chức năng cần tăng cường vai trò của gia đình, cha mẹ và trường học trong việc huấn luyện, giám sát, hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn, biết cách nên và không nên khi sử dụng các tiện ích, ứng dụng trên mạng cũng như cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân.
Cha mẹ cùng đồng hành bảo vệ, lắng nghe che chở trẻ em khi trẻ gặp bất kỳ sự khó khăn nào; hướng dẫn trẻ em cách xử lý tình huống gặp phải phù hợp với độ tuổi. Cha mẹ luôn chú ý theo dõi, giám sát hoạt động của trẻ em khi tham gia không gian mạng.
-
Cách làm mâm cỗ cúng đầy đủ ngày ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp -
Báo chí góp phần lan tỏa hình ảnh đất và người An Giang -
Học viện Kỹ thuật quân sự dự kiến tuyển sinh hệ dân sự sau 6 năm tạm dừng -
Trẻ em vui Tết cổ truyền tại lễ hội Home Hanoi Xuan 2025 -
Metro số 1 chính thức thu phí: Sạch sẽ, thoải mái, mang đến trải nghiệm giao thông hiện đại -
Hà Nội kiên trì tuyên truyền thực hiện "Đã uống rượu, bia - không lái xe" dịp Tết Ất Tỵ -
Báo chí góp phần đưa Đồng Tháp vươn mình trong giai đoạn mới
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa
- Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế hơn 27,5 nghìn tỷ, tăng 20,3% so với cùng kỳ