
-
"Mở lối tương lai": Sacombank đồng hành phát triển giao thông xanh, thông minh
-
Eximbank ra mắt HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2030, dời trụ sở từ TP.HCM ra Hà Nội
-
90 doanh nghiệp chậm trả gốc, lãi trái phiếu
-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm
-
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế
Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại tỏ ra khá lạc quan về khả năng trả nợ của khách hàng.
![]() |
Có dư nợ cơ cấu lớn, song VPBank được xem là sẽ không chịu áp lực từ quy định lập dự phòng rủi ro cho nợ cơ cấu. Ảnh: Đ.T |
Doanh nghiệp tăng trả nợ, ngân hàng bớt lo gánh nặng dự phòng
Theo quy định của Thông tư số 03/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 5/4/2021, các ngân hàng được gia hạn thời gian cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ năm 2021, các ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro cho nợ cơ cấu. Tỷ lệ trích lập tối thiểu 30% trong năm nay, đạt 60% trong năm 2023 và 100% vào năm 2023.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, quy định trên sẽ ảnh hưởng phần nào đến năng lực tài chính của một số tổ chức tín dụng.
“Với những ngân hàng đang khó khăn, thì việc trích lập không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc giãn thời gian trong 3 năm với tỷ lệ như trên là phù hợp, các tổ chức tín dụng đều có thể hoàn thành”, ông Hùng nói.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, quy định trên sẽ gây áp lực lên một số ngân hàng có dư nợ cơ cấu lớn như BIDV, HDBank, VPBank…
Mặc dù vậy, lãnh đạo nhiều ngân hàng cho rằng, áp lực trích lập dự phòng chỉ chủ yếu với một số ngân hàng có tiềm lực tài chính và khách hàng yếu, còn với các ngân hàng lớn, dù dư nợ cơ cấu nhiều, song áp lực lại không đáng kể.
Đơn cử, tại VPBank, dù dư nợ cơ cấu lớn, song tính đến cuối năm 2020, hầu hết khách hàng cơ cấu nợ đã trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, thời gian trích lập dự phòng được giãn tới 3 năm, đủ dài cho nền kinh tế phục hồi, đảm bảo số khách hàng còn lại cải thiện khả năng trả nợ. Chính vì vậy, theo ông Dmytro Kolechko, Giám đốc Khối quản trị rủi ro của VPBank, việc áp dụng trích lập dự phòng rủi ro cho nợ cơ cấu, nhưng lại giãn tới 3 năm không tạo áp lực với VPBank.
Trong khi đó, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV cũng cho hay, trong số dư nợ cơ cấu của BIDV, khách hàng doanh nghiệp lớn hơn 49%, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm hơn 37% và cá nhân chỉ chiếm 3%. Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp đang có sự phục hồi mạnh. Cũng theo dự báo của Chủ tịch BIDV, dư nợ cơ cấu năm 2021 sẽ không tăng đáng kể, do nền kinh tế đang phục hồi khả quan.
Một nguyên nhân nữa khiến nhiều ngân hàng khá bình thản với quy định phải trích lập dự phòng rủi ro cho nợ cơ cấu là đã mạnh tay trích lập dự phòng trong năm 2020. Đơn cử, Vietcombank tính đến hết năm qua đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã lên tới 380%.
“Các quy định hiện hành chỉ yêu cầu trích lập tối thiểu, chứ không hạn chế mức trích lập tối đa, nên chúng tôi nâng cao tỷ lệ trích lập để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng, thực hiện đúng thông lệ quốc tế. Nếu những năm tới, các khoản nợ xấu thu hồi được, thì trích lập dự phòng sẽ trở thành lợi nhuận”, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank lý giải.
Tự quyết cơ cấu nợ, ngân hàng có ngó lơ doanh nghiệp?
Theo Thông tư 03, doanh nghiệp được cơ cấu nợ đến hết năm 2021, nên giảm áp lực về thời gian trả nợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi sau dịch.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, với Thông tư 03, các doanh nghiệp sẽ giảm áp lực tài chính tương đối nhiều trong bối cảnh doanh thu sụt giảm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ, nhất là các doanh nghiệp lớn. Quan trọng hơn, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận tín dụng mới để duy trì sản xuất, khắc phục khó khăn trước đây và có thêm thời gian để phục hồi. Bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp, các quy định trong Thông tư 03 cũng tránh được tình trạng lợi dụng chính sách.
Dù vậy, điều khiến một số doanh nghiệp băn khoăn là, theo Thông tư 03, các tổ chức tín dụng sẽ được tự quyết định việc miễn, giảm lãi suất và phí theo quy định nội bộ đối với dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cấp tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến 31/12/2021 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Quy định này khiến nhiều người lo ngại rằng, các ngân hàng sẽ vin vào quyền tự quyết để không hỗ trợ khách hàng.
Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho rằng, doanh nghiệp không cần lo lắng.
“Khách hàng làm ăn tốt, trả được nợ, ngân hàng mới phát triển tốt. Nếu họ gặp khó khăn mà ngân hàng cố tình làm khó, thì chỉ dẫn đến chuyện đổ vỡ, thiệt thòi cho cả 2 bên. Ngân hàng tìm ra phương án phù hợp với pháp luật để cùng gỡ khó khăn. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ gốc, thì đương nhiên ngân hàng giảm lãi, thậm chí là miễn luôn. Nhưng nếu khách hàng kinh doanh tốt trở lại và có lãi, thì phải trả lãi cho ngân hàng”, ông Tùng nói.
Mới đây, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đã gửi công văn tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ xem xét ban hành nghị định cho phép ngân hàng được khoanh nợ các khoản vay thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN, nay là Thông tư 03/2021/TT-NHNN như áp dụng đối với Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn đối với những khoản nợ rủi ro do dịch bệnh gây ra. Lúc đó, căn cứ theo đúng quy định điều kiện để cho vay mới, các ngân hàng yên tâm xem xét hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay mới mà không bị áp lực trách nhiệm. Tôi nghĩ, như vậy sẽ tốt cho cả doanh nghiệp và ngân hàng
.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

-
Vikki Digital Bank - kết nối nhịp sống số cùng TP.HCM rực rỡ đại lễ 50 năm -
Vàng miếng SJC tăng 1,3 triệu/lượng khi vàng thế giới vượt mốc 3.300 USD/ounce -
Vàng quốc tế hồi phục nhẹ, giá vàng SJC đạt 120,8 triệu đồng/lượng -
ĐHĐCĐ Eximbank: Mục tiêu lợi nhuận tăng 23,8% lên gần 5.200 tỷ đồng trước thuế -
Quý I/2025, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 893 tỷ đồng -
Cổ đông đề nghị mua cổ phiếu quỹ, Chủ tịch HĐQT VPBank nêu lý do từ chối -
Tỷ giá ngân hàng hạ nhiệt, vàng tuột xuống dưới 120 triệu đồng/lượng
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)