-
5 sản phẩm xuất sắc của MobiFone được vinh danh "Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024" -
Huawei đề xuất chiến lược “4 mới” giúp nhà mạng thành công khi kinh doanh trong kỷ nguyên số thông minh -
Chặn làn sóng hàng giá rẻ qua thương mại điện tử -
Huawei: Tăng tốc kết hợp 5.5G và AI để dẫn đầu kỷ nguyên AI di động -
Lợi nhuận hồi phục, VNG tăng đầu tư vào AI -
App chat và cuộc đua bảo mật cho người dùng
. |
Chặn đầu này, mọc đầu khác
Hai tuần sau khi nhà mạng phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tiến hành chặn truy cập các trang web phát hành phim vi phạm bản quyền, thì các trang web lại hoạt động trở lại dưới tên miền mới.
Phimmoi.net, một trong những trang web có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, với 5,2 triệu lượt/tháng, doanh thu hàng tỷ đồng/tháng, vừa bị chặn truy cập vào cuối tháng 6/2020. Trang web này chuyên đăng chiếu các bộ phim điện ảnh chưa hoặc không có bản quyền, thu mỗi ô quảng cáo 25 triệu đồng/tuần. Đây là website xem phim “chùa” của hàng triệu tín đồ điện ảnh, với hàng trăm ngàn bộ phim, chương trình truyền hình được phát lậu, không có bản quyền.
Bên cạnh đó, hàng loạt web phim lậu khác như Phimhd, dongphim, bilutv… cũng bị chặn truy cập.
Thế nhưng, chỉ một vài ngày sau đợt truy quét này, các trang web vi phạm bản quyền đã “hồi sinh” dưới các tên miền phụ. Toàn bộ hoạt động vẫn diễn ra bình thường, người dùng vẫn truy cập xem phim như chưa hề bị chặn vì các web này hoạt động dưới tên miền quốc tế mới.
Trước đó, năm 2019, hàng loạt web phim “chùa”, web đen như hayhaytv, javphim.net, phimsd, vtv16… sau khi bị “dẹp loạn”, vẫn tiếp tục tồn tại, mà chưa có biện pháp nào có thể ngăn chặn triệt để.
Đại diện VNPT Media cho biết, Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với các dịch vụ cung cấp xuyên biên giới, nên giải pháp trước mắt là các nhà mạng cần tham gia ngăn chặn việc cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bất hợp pháp xuyên biên giới, bằng cách chặn các địa chỉ IP cung cấp dịch vụ từ nước ngoài.
Trước đó, đầu năm nay, các nhà mạng tại Việt Nam cũng chính thức chặn quyền truy cập các trang web đen, có nội dung xấu, độc, đồi truỵ.
Cần chặn tận gốc web phim “chùa”
Có thể thấy rằng, việc chặn web phim “chùa” chỉ là giải pháp chữa cháy cấp tốc. Giải pháp này hữu dụng, hiệu quả trong ngắn hạn, khi chủ các web “chùa” phải mất thời gian tạo một tên miền mới, đồng nghĩa với việc phải mất thời gian để cho người dùng làm quen lại, lượng truy cập giảm, giảm nguồn thu...
Theo ông Phan Thanh Giản, Giám đốc điều hành dịch vụ truyền hình Internet ClipTV, việc chặn tên miền đã là một bước tiến rất lớn của các cơ quan liên quan, dù chưa triệt để, nhưng khá hiệu quả. Với quyết tâm này, hy vọng các dịch vụ này sẽ mất dần đất sống.
Về lâu dài, theo ý kiến của ông Võ Thanh Hải, Tổng giám đốc Viettel Media, cần xây dựng chính sách và ngân sách đầu tư tương xứng với quy mô của ngành, hỗ trợ truyền thông các sản phẩm nội địa, khuyến khích áp dụng việc sử các nền tảng công nghệ mới của Việt Nam; miễn/giảm thuế, phí trong lĩnh vực sản xuất nội dung để khuyến khích hoạt động sản xuất tăng trưởng.
“Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện rà soát, gỡ bỏ các thủ tục rườm rà, các rào cản chưa thực sự cần thiết, tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng nhất giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, cần có biện pháp, chế tài xử lý kiên quyết đối với nhóm dịch vụ chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam, như các trang phim lậu trên thị trường, không có đăng ký kinh doanh, không được cấp phép, không có hệ thống server đặt tại Việt Nam”, ông Hải kiến nghị.
Còn ông Nguyễn Ngọc Hân, đại diện VTVcab đề nghị, việc dựng các “hàng rào” quản lý đối với các ứng dụng xuyên biên giới vi phạm bản quyền, chưa có giấy phép là hoàn toàn có thể làm được. Lý do là các ứng dụng này phát hành xuyên biên giới, nhưng khi phát hành vào nước nào thì phải chọn nước để phát hành. Nếu các đơn vị phát triển ứng dụng đó đánh dấu các nước được phát hành, thì ở những nước không được đánh dấu, người dùng sẽ không tìm kiếm được ứng dụng đó trên mạng.
Một giải pháp hữu hiệu, theo các doanh nghiệp, là Bộ Thông tin và Truyền thông hợp tác, làm việc, yêu cầu Google, Apple, Facebook… vào cuộc, chủ động ngăn chặn các nội dung vi phạm.
-
Apple thâu tóm Pixelmator: Bước tiến mới trong ứng dụng chỉnh sửa ảnh -
Huawei đề xuất chiến lược “4 mới” giúp nhà mạng thành công khi kinh doanh trong kỷ nguyên số thông minh -
Sau iPhone 16, đến lượt Google Pixel bị cấm bán ở Indonesia -
Chặn làn sóng hàng giá rẻ qua thương mại điện tử -
iPhone vẫn là trụ cột doanh thu của Apple: Kỷ lục mới và chiến lược tương lai -
Huawei: 5.5G sẽ là chìa khóa để giải phóng tiềm năng của AI di động -
Viettel đã có 3 triệu người dùng 5G
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”