-
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, ông Phan Văn Chinh cho biết, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 là 28,42 triệu m3/tấn. |
Không để thiếu, đứt gãy nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, năm 2023, tổng nguồn xăng dầu các loại nhập khẩu, mua từ nguồn sản xuất trong nước và pha chế thực hiện ước khoảng 26,02 triệu m3/tấn, trong đó, sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại ước cả năm 2023 khoảng 10,2 triệu tấn.
Căn cứ kết quả nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu năm 2023 và đăng ký tổng nguồn của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu năm 2024, khả năng nhập khẩu, pha chế, mua từ nguồn sản xuất trong nước của doanh nghiệp, Bộ Công thương đã cân đối nguồn cung, cơ cấu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng năm 2024 gần 28,42 triệu m3/tấn xăng dầu các loại (cao hơn năm 2023 2,4 triệu m3/tấn).
Đưa ra tổng nguồn tối thiểu hơn 28 triệu tấn cho năm 2024, song vẫn còn nhiều yếu tố khó lường gây tác động đến nguồn cung xăng dầu, đặc biệt trước tình hình diễn biến phức tạp, khó lường của một số yếu tố quốc tế như: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; Xung đột tại Ukraine, dải Gaza có thể còn kéo dài, nguy cơ xung đột tại khu vực Biển Đỏ….
Ngoài ra, việc OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ; kho dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm… triển vọng kinh t toàn cầu không chắc chắn… đã và đang ảnh hưởng đến giá xăng dầu và nguồn cung xăng dầu cho thị trường thế giới và trong nước.
Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính có công điện yêu cầu các giải pháp nhằm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Nói với các doanh nghiệp xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng: "Kinh tế thế giới 2024 dự báo còn nhiều khó khăn, chiến tranh thương mại, địa chính trị, khủng hoảng kinh tế, tài chính vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn cầu; nguồn cung và giá cả vật tư chiến lược rất khó đoán định, doanh nghiệp cần có một phương án tình thế, phương án dự phòng để trong mọi tình huống để đảm bảo nguồn cung xăng dầu thông suốt".
Trước nhu cầu trong nước dự báo sẽ còn tăng, thậm chí là tăng đột biến, Bộ trưởng lưu ý kịch bản điều hành không phải là hàng năm mà phải từng tháng và hàng quý và điều chỉnh một cách linh hoạt, lấy kết quả của tháng này làm cơ sở để xem xét kế hoạch điều hành cho những tháng tiếp theo.
Theo người đứng đầu ngành Công thương, xăng dầu là vật tư chiến lược và vật tư hàng hóa có tác động rất lớn đến chỉ số CPI, ổn định kinh tế vĩ mô, nên vừa vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vừa phải bảo đảm vai trò nhà nước trong việc quản lý điều tiết các mặt hàng này.
Doanh nghiệp tăng tốc nhập xăng dầu
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các cơ quan, đơn vị, các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu thông suốt.
Ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thông tin, năm 2024, Tập đoàn được Bộ Công thương phân giao 1,5 triệu m3/tấn, so với sản lượng xuất bán của Tập đoàn năm 2023 thì con số này tăng 12%, đối với mặt hàng dầu diesel, Tập đoàn được phân giao tăng 22% so với sản lượng xuất bán trong năm 2023.
"Doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiêm túc, bám sát chỉ tiêu Bộ giao cũng như quy định về hạn mức tồn kho tối thiểu. Ngay đầu tháng 1/2024, Tập đoàn đã chủ động tạo nguồn mua từ 2 nhà máy trong nước, cũng như nhập khẩu, với lượng tăng khoảng 10% so với sản lượng phân giao bình quân", ông Năm chia sẻ.
Trong khi đó, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (MIPEC) được phân giao hạn ngạch tăng 30% so với kế hoạch năm 2023, tăng 18% so với thực hiện của năm 2023. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch được phân giao.
Ông Trần Phú Bình, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cam kết: "doanh nghiệp quyết tâm thực hiện kế hoạch được phân giao".
Ngoài sự chủ động lo nguồn cung của các doanh nghiệp, Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với Bộ trong điều hành mặt hàng xăng dầu, nhất là việc chủ động hướng dẫn các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh xăng dầu.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam