-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Theo báo cáo tài chính của CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON, tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2014 của Công ty tăng 26% so với cùng thời điểm của năm 2013, vốn điều lệ của FECON đạt 457 tỷ đồng. Đầu tư thêm tài sản cố định và máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh với giá trị là 206 tỷ đồng, đầu tư cao gấp 2 lần giá trị đầu tư của 2 năm 2012 và 2013.
Doanh thu hợp nhất năm 2014 đạt 1.354 tỷ đồng, hoàn thành 90,3% kế hoạch và tăng trưởng 12,5% so với năm 2013. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 135 tỷ đồng, bằng 91% kế hoạch và tăng 16,3% so với năm 2013, Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 3.042 đồng/cổ phần.
Về phát triển quy mô doanh nghiệp, FECON tăng số đơn vị thành viên tăng từ 7 đơn vị (năm 2013) lên 10 đơn vị trong năm 2014, tổng nhân sự của toàn hệ thống khoảng 1.330 người, tăng 28,75% so với năm 2013.
Trong năm 2014, FECON cũng phát triển mạnh chuỗi cung ứng, bằng việc xây dựng thêm nhà máy sản xuất cọc tại khu vực có dự án lớn tiềm năng ở Nghi Sơn; khai thác mỏ cung cấp vật liệu xây dựng; Tăng thêm nhiều các nhà thầu phụ trong lĩnh vực thi công, cung cấp vật liệu để chủ động nguồn lực huy động; Liên kết để nhận các dự án khoan nhồi, jet grouting, hạ tầng v.v…
Năm 2015, FECON đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 1.800 tỷ đồng (tăng 33% so với thực hiện năm 2014), lợi nhuận sau thuế hợp nhất 168 tỷ đồng (tăng 24,4% so với thực hiện năm 2014), EPS 3.200 đồng/cổ phần. Công ty tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ tức dự kiến cho năm 2015 là 10% bằng tiền mặt.
9h20’: Ông Bùi Thanh Tùng, Trưởng Ban kiểm tra tư cách cổ đông công bố biên bản kiểm tra. Đại hội có sự tham dự của 97 cổ đông nắm giữ 30,7 triệu cổ phần, đại diện cho 67,24% vốn điều lệ.
9h25’: Đại hội thông qua thành phần của Đoàn chủ tịch, gồm ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT; ông Hà Thế Phương, Phó Chủ tịch HĐQT; ông Hà Thế Lộng, Ủy viên HĐQT; ông Trần Trọng Thắng, Ủy viên HĐQT; Phạm Quốc Hùng, Ủy viên HĐQT.
Đoàn chủ tịch. Ảnh: Chí Cường |
9h30': Đại diện FECON đọc quy chế tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON; Thể lệ biểu quyết, kiểm phiếu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. Các nội dung này đã được Đại hội thông qua với tỷ lệ 100%.
9h45': Ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc đọc báo cáo của HĐQT.
Theo ông Phạm Việt Khoa, so với các chỉ tiêu kinh doanh hợp nhất được giao trong Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014, FECON năm nay chỉ đạt 90% so với kế hoạch. Tuy nhiên, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận đều có mức tăng trưởng cao hơn so với năm ngoái là một kết quả đáng khích lệ so với mặt bằng chung của các công ty cùng lĩnh vực, trong bối cảnh môi trường kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ông Khoa cho biết, trong năm 2014, FECON tăng cường hợp tác liên doanh với các đối tác lớn trong nước và nước ngoài. Trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm: Góp vốn thành lập Công ty cổ phần Công trình ngầm FECON (FECON UCC) liên doanh với Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà và Công ty Toyo Industry Nhật Bản với tổng số vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, trong đó FECON góp 51 tỷ đồng tương ứng với 51% vốn Điều lệ của Công ty này. Hiện nay, FECON UCC đang thực hiện thi công jet grouting tường vây, hạng mục thi công tường vây và cọc Kingpost phần ngầm của Dự án Metro tuyến 1 - đoạn Bến Thành Suối Tiên, TP. Hồ Chí Minh.
|
Trong lĩnh vực máy móc/thiết bị xây dựng, FECON liên doanh với Kanamoto (Nhật Bản) thành lập Công ty cổ phần Cho thuê thiết bị xây dựng Kanamoto FECON Hassyu. Tháng 5 tới đây, Công ty này chính thức được cấp phép hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê, sửa chữa, bảo trì máy xây dựng.
Đối với các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng, FECON đã hợp tác cùng Cienco1 và Coteccons để thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng FCC, trực tiếp triển khai dự án BOT QL1A tại Phủ Lý, Hà Nam.
Năm 2014, FECON phát hành thành công gần 2 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ, kỹ sư, công nhân viên trong Công ty. Năm qua cũng là năm đầu tiên FECON phát hành trái phiếu chuyển đổi. Tính đến nay, FECON đã phát hành thành công cho Ngân hàng phát triển Nhật Bản (DBJ) số trái phiếu chuyển đổi trị giá 195 tỷ đồng. Đồng thời, FECON cũng đã thống nhất xong và chuẩn bị các khâu cuối để phát hành 100 tỷ trái phiếu chuyển đổi cho Nhà đầu tư thứ 2 là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS).
10h10': Ông Phùng Tiến Trung, Nguyên Trưởng Ban kiểm soát đọc báo cáo của Ban kiểm soát.
Ông Trung cho biết, trong năm 2014, Công ty đã thực hiện đúng chương trình đầu tư theo kế hoạch trình Đại hội đồng cổ đông thông qua đầu năm 2014, đó là trở thành cổ đông chiến lược và sở hữu thành công 25,76% cổ phần tại Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế giao thông vận tải – CTCP (TEDI); Trở thành cổ đông chiến lược và sở hữu thành công 10% cổ phần tại Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1); Hợp tác với Cienco1 và Coteccons để thành lập Công ty CP Đầu tư Hạ tầng FCC trực tiếp triển khai dự án BOT QL1A tại Phủ Lý.
Bên cạnh đó, trong năm 2014, FECON cũng đầu tư máy móc, nhà xưởng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đặc biệt trong các dự án trọng điểm như Samsung, Nghi Sơn v.v…
Ban kiểm soát Công ty nhận xét, các hoạt động đầu tư trong năm là kịp thời, đúng đắn phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty và diễn biến của thị trường.
10h17': Đại diện FECON đọc các tờ trình Đại hội bao gồm:
Tờ trình thông qua Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2014.
STT |
Các chỉ tiêu chủ yếu |
Giá trị (VND) |
1 |
Tổng tài sản |
2.198.088.296.480 |
2 |
Doanh thu thuần |
1.353.969.468.868 |
3 |
Lợi nhuận trước thuế |
169.321.116.387 |
4 |
Lợi nhuận sau thuế |
135.212.410.814 |
5 |
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Công ty mẹ |
130.306.780.350 |
6 |
Lãi cơ bản/ 01 cổ phiếu |
3.042 (VND/cổ phiếu) |
Tờ trình Phương án phân phối LN năm 2014; Kế hoạch kinh doanh và phân phối LN năm 2015.
Chỉ tiêu |
Giá trị (VNĐ) |
Tỷ lệ % |
Lợi nhuận sau thuế lũy kế chưa phân phối tính đến 31/12/2014 |
117.489.644.990 |
|
Lợi nhuận sau thuế năm 2014 (“LNST”) |
102.319.117.213 |
|
Phân phối các quỹ từ lợi nhuận sau thuế năm 2014 |
20.463.823.442 |
|
Trích quỹ đầu tư phát triển |
10.231.911.721 |
10% LNST |
Trích quỹ khen thưởng phúc lợi |
10.231.911.721 |
10% LNST |
Chia cổ tức năm 2014 |
45.722.854.000 |
10% VĐL* |
Các chỉ tiêu |
ĐVT |
Thực hiện 2014 |
Kế hoạch 2015 |
Tăng trưởng (%) |
Tổng doanh thu hợp nhất |
Tỷ đồng |
1.354 |
1.800 |
33,0 |
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất |
Tỷ đồng |
169 |
215,5 |
27,5 |
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất |
Tỷ đồng |
135 |
168 |
24,4 |
Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông công ty mẹ |
Tỷ đồng |
130 |
160 |
23,0 |
Lãi cơ bản/cổ phiếu |
Đồng/cổ phiếu |
3.042 |
3.200 |
|
Trích quỹ đầu tư phát triển |
10% lợi nhuận sau thuế. |
Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi |
Không quá 10% lợi nhuận sau thuế và không quá 3 tháng lương thực hiện. |
Cổ tức (% vốn điều lệ thực tế) |
10% bằng tiền mặt. |
Tờ trình tiếp tục thực hiện đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi năm 2014.
Tờ trình quyết toán thù lao HĐQT, BKS năm 2014; Thưởng cho Ban TGĐ năm 2014; Kế hoạch lương/thù lao và thưởng cho HĐQT, BKS năm 2015.
Tờ trình lựa chọn đơn vị kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2015.
Tờ trình thành lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ.
Tờ trình thông qua sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Tờ trình thông qua Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm chức vụ TGĐ.
Tờ trình chấp thuận miễn nhiệm nhân sự HĐQT, BKS.
Tờ trình thông qua Quy chế và số lượng bầu bổ sung thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2014-2018.
Tờ trình thông qua Danh sách đề cử/ứng cử bầu bổ sung thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2014-2018.
Trong các vấn đề được nêu tại tờ trình, đáng chú ý có kế hoạch cổ tức năm 2014 bằng 10% vốn điều lệ, cổ tức năm 2015 dự kiến tiếp tục duy trì tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Công ty dự kiến trích Quỹ khen thưởng phúc lợi để thưởng cho Ban Giám đốc 1,5 tỷ đồng; dự kiến trả thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát năm 2015 là 2,77 tỷ đồng và mức thưởng nếu hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cho HĐQT và Ban kiểm soát là 1,5% lợi nhuận sau thuế.
Về vấn đề nhân sự, ông Hà Thế Lộng, Ủy viên HĐQT cho biết, theo Khoản 26.1, Điều 26 Điều lệ Công ty quy định: “Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức Tổng Giám đốc điều hành phải được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên”. Vì vậy, Hội đồng quản trị đề xuất Đại hội đồng cổ đông chấp thuận ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch Hội đồng quản trị tiếp tục kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
Đoàn Chủ tịch cũng trình Đại hội đồng cổ đông xem xét và thông qua miễn nhiệm thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2014 - 2018 do có đơn từ nhiệm của 2 Ủy viên HĐQT là bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Phạm Duy Cường và đơn từ nhiệm của Trưởng Ban kiểm soát Phùng Tiến Trung.
FECON đề xuất bầu bổ sung cho các vị trí trên với danh sách như sau:
STT |
Họ và tên |
Năm sinh |
Số CMND/Hộ chiếu |
Ghi chú |
Ứng cử viên bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị |
|
|||
1 |
Takano Satoshi |
1971 |
TZ0553284 do Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh cấp. |
Ứng viên do HĐQT bổ nhiệm tạm thời ngày 30/06/2014. |
2 |
Phùng Tiến Trung |
1973 |
011677481, do Công an Hà Nội cấp ngày 07/03/2005. |
|
Ứng cử viên bầu bổ sung vào Ban Kiểm soát |
||||
1 |
Phạm Thị Hồng Nhung |
1980 |
001180000315 do Cục CS QLHC về TTXH cấp ngày 26/02/2013. |
|
10h45': Thảo luận về nội dung các tờ trình - Đại diện Đoàn chủ tịch giải đáp câu hỏi của cổ đông:
- Cổ đông mã số 2152 đặt câu hỏi: Đề nghị Chủ tịch cho biết về khoản đầu tư vào 10 công ty mà công ty đang đầu tư hiện tại.
Cổ đông thẳng thắn đặt câu hỏi. Ảnh: Chí Cường |
Trả lời:
FECON đã xây dựng chiến lược đến năm 2020 trở thành nhóm công ty hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam do vậy cần chuẩn bị nguồn lực và năng lực đảm bảo cho sự phát triển của tập đoàn. Để cụ thể hóa chiến lược này, năm 2014 công ty đã thực hiện đúng chương trình đầu tư theo kế hoạch đã được ĐHCĐ 2014 thông qua.
Với TCT Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu về tư vấn thiết kế giao thông tại Việt Nam, chiếm tới 50% thị phần tư vấn thiết kế với thế mạnh về uy tín, thị phần. Việc FECON nắm giữ 25,6% vốn TEDI sau CPH không ngoài việc tận dụng thế mạnh của TEDI trong ngành còn nhắm đến việc đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao.
Với FCC là công ty hạ tầng (hợp tác với Cienco 1 và Coteccons) được xây dựng để nhằm vào các dự án BOT, cụ thể là tại dự án BOT QL1A Phủ Lý. Ban lãnh đạo FECON đánh giá mảng xây dựng hạ tầng sẽ tiếp tục dẫn dắt ngành xây dựng phát triển và sẽ là động lực tăng trưởng của công ty trong thời gian tới do vậy việc đầu tư vào mảng này là hợp lý, giúp tạo dòng tiền tốt cho tập đoàn trong thời gian tới.
Dự án BOT QL1A Phủ Lý là dự án BOT cuối cùng trên tuyến đường QL 1 với tiềm năng tốt, dự án thu hút sự tài trợ vốn của một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đang được đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu hoàn thành trước 6 tháng theo kế hoạch.
Với FCM là công ty do FECON tham gia sáng lập và hiện sở hữu 36,09% vốn được định vị với 2 nhiệm vụ chính của là sản xuất cọc và cung cấp khoáng sản cho các dự án mà FECON tham gia thi công…
- Cổ đông mã 2312 - Nguyễn Văn Sơn đặt 2 câu hỏi gồm:
1. Kế hoạch doanh thu 2015 1.800 tỷ đồng, vậy chi tiết các dự án FECON sẽ tham gia để đạt được kế hoạch doanh thu này là gì?
Trả lời: Năm 2015 FECON sẽ tập trung vào các công trình lớn và trọng điểm như Dự án Samsung HCM, Nhiệt điện Thái Bình 1, Nhiệt điện Long Phú 1, Hanoivid, Hoàng Thành…
2. Trái phiếu chuyển đổi dự kiến phát hành cho đối tác với giá bao nhiêu:
Giá chuyển đổi dự kiến là 19.700 VND, tuy nhiên FECON hiện đang đàm phán với một số nhà đầu tư với cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi của cổ đông.
- Cổ đông mã 1408 đặt câu hỏi: Sự khác biệt giữa BCTC trước và sau kiểm toán?
Trả lời: Nguyên nhân khác biệt là từ việc hạch toán khoản phạt thuế 2013 (kiểm toán yêu cầu ghi vào chi phí của năm 2014).
Tại Đại hội, ông Kuroda, Đại diện Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) chia sẻ, việc DBJ lựa chọn FECON trở thành đối tác chiến lược là bởi DBJ nhận thấy tiềm năng thị trường ngành, công ty có thương hiệu tốt cùng sự lãnh đạo mạnh mẽ của Chủ tịch HĐQT Phạm Việt Khoa.
Ông Kuroda, Đại diện Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ). Ảnh: Chí Cường |
"Chúng tôi nghĩ rằng, tiềm năng thị trường mà FECON đang nhắm tới rất lớn như công trình ngầm, hạ tầng quy mô lớn như đường cao tốc, cảng biển, đường sắt và thị trường nước ngoài. Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ FECON trong việc tìm kiếm các đối tác chiến lược là các doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ và tài chính", ông Kuroda chia sẻ.
11h50': Đại hội thông qua các tờ trình với tỷ lệ nhất trí cao. Đại diện Công ty đọc biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON năm 2015 với các chỉ tiêu cơ bản như sau:
Các chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Thực hiện 2014 |
Kế hoạch 2015 |
Tỷ lệ tăng trưởng 2015/2014 |
Tổng doanh thu hợp nhất |
(Tỷ VND) |
1.354 |
1.800 |
33,0% |
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất |
(Tỷ VND) |
169 |
215,5 |
27,5% |
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất |
(Tỷ VND) |
135 |
168 |
24,4% |
Lợi nhuận sau thuế của Cổ đông công ty mẹ |
(Tỷ VND) |
130 |
160 |
23,0% |
Lãi cơ bản/01cổ phiếu |
(VND/cổ phiếu |
3.042 |
3.200 |
|
12.10': Bế mạc Đại hội đồng cổ đông CTCP Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025